Nếu ứng viên nói dối rằng họ từng làm công việc này và không thể cung cấp điều gì chắc chắn hay một vài ví dụ thực tiễn, họ sẽ bị nghi ngờ. Vào năm 2012, Scott Thompson từ chức CEO của Yahoo. Tất cả là vì ông bị bắt quả tang nói dối về bằng cấp của mình.
Có vẻ điên rồ, nhưng những chuyện thế này vẫn thường xảy ra. Điều đáng ngạc nhiên hơn là những lời nói dối đó lố lăng đến mức nào. Sau đây là những câu đáng lưu ý được liệt kê bởi chính các quản lý:
“Người dự tuyển cho biết từng làm việc tại Microsoft nhưng không hay biết Bill Gates là ai.”
“Người dự tuyển cho biết mình có chứng chỉ PMI khi ứng tuyển cho Viện quản lý dự án (PMI), nơi cấp chứng chỉ đó”.
“Người dự tuyển cho biết mình là một điệp vụ chống khủng bố của CIA vào lúc đang học tiểu học.”
1. Đặt câu hỏi phỏng vấn về hành vi
Nhà tuyển dụng không phỏng vấn với mục đích xác minh những thứ bạn viết trên sơ yếu lý lịch, mà họ sẽ nhanh chóng nghi ngờ khi họ nhận được một loạt những câu trả lời mơ hồ và thiếu thuyết phục với các câu hỏi chuyên sâu về kinh nghiệm của công việc trước đó.
Nếu ai đó liệt kê một công việc quản lý, họ có thể được hỏi những câu như: “Cách xử lý áp lực hay việc đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm cũng đạt được mục tiêu của họ?”
Nếu ứng viên nói dối rằng họ từng làm công việc này và không thể cung cấp điều gì chắc chắn hay một vài ví dụ thực tiễn, họ sẽ bị nghi ngờ. Hãy nhớ, những thử thách của việc làm một trưởng nhóm khác hẳn với những thách thức trong việc làm một thành viên.
2. Không biết ngày cụ thể
Một trong những cách nói dối phổ biến nhất của người tìm việc đó là làm quá ngày làm việc. Nếu ai đó làm việc cho một công ty trong 4 tháng, từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013, họ sẽ bỏ qua ngày tháng chính xác và chỉ đơn giản viết “từ 2012 đến 2013” để tạo ấn tượng rằng họ làm việc trong một khoảng thời gian dài hơn.
Thao tác này có vẻ là một ý hay nhưng chỉ dựa vào thời gian làm việc giả thế này sẽ khiến bạn bị loại ngay nếu bị bắt gặp. Một câu hỏi như “Chính xác thì bạn đã làm ở công ty X được bao nhiêu tháng?” hoặc chỉ đơn giản là một cú điện thoại đến công ty cũ của bạn thì họ có thể biết bạn có đang lừa dối hay không.
3. Hỏi những câu hỏi sâu hơn về các kỹ năng
Bạn viết rằng bạn thành thạo mọi thứ bạn từng cố gắng học (hoặc bất kỳ thứ gì bạn liệt kê theo “yêu cầu công việc”). Nhưng hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng cực kỳ chú ý về điều này, và sẽ làm hết sức để thử xem bạn có thực sự nắm vững những kỹ năng bạn đã liệt kê hay không.
Có 2 cách họ có thể làm là đưa ra các bài kiểm tra trong một phần của tiến trình phỏng vấn hoặc hỏi những câu đơn giản mà ứng viên có thể trả lời nếu họ thực sự thành thạo các kỹ năng họ viết trong sơ yếu lý lịch.
4. Kiểm tra lý lịch
Nhà tuyển dụng thường sẽ trò chuyện với một số người không có tên trong danh sách mà bạn đưa ra. Mục tiêu của họ là đưa ra nhận định đúng nhất về khả năng của bạn, đạo đức nghề nghiệp và chứng thực bạn đã thực sự làm ở đó. Nhờ các nền tảng xã hội như LinkedIn, giờ đây việc liên hệ với đồng nghiệp cũ của bạn mà không để bạn hay biết dễ dàng hơn bao giờ hết.
Cuối cùng, bạn không bao giờ nên nói dối về trường bạn đã học hay bằng cấp tốt nghiệp của bạn. Phần lớn các nhà tuyển dụng, đặc biệt là Google và Apple, sẽ kiểm tra lý lịch của bạn trực tiếp từ trường học.
Dĩ nhiên là họ sẽ xin phép trước nhưng không để bạn biết họ nghĩ bạn không trung thực. Kết quả là, bạn đã làm lãng phí thời gian của cả bản thân và nhà tuyển dụng cho một cuộc phỏng vấn không đi đến đâu cả.
— HR Insider / Theo Cafebiz —
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.