adsads
smart là gì
Lượt Xem 5 K

SMART là gì?

SMART là gì? SMART là một nguyên tắc thông minh giúp chúng ta định hình và nắm giữ được mục đích của mình trong tương lai. Mục tiêu SMART là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu, dựa trên 5 thành phần: Specific (tính cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (khả năng thực hiện), Realistic (tính thực tế), Time-bound (khung thời gian).

SMART chứa 5 khía cạnh giúp chúng ta tập trung và đánh giá lại mục tiêu của mình khi cần. Nguyên tắc này sẽ hữu ích cho bất kỳ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đang cố gắng thực hiện quản lý các dự án.

smart là gì

Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Tư vấn chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Các yếu tố cấu thành SMART

Như vậy chúng ta đã hiểu hơn về SMART là gì? Cùng tìm hiểu về những yếu tố chi tiết cấu thành nên mục tiêu SMART sau đây:

S – Specific: Tính cụ thể 

Mục tiêu càng cụ thể thì sẽ càng cho chúng ta biết được những chính xác những gì mình cần theo đuổi để có thể đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu càng rõ ràng thì tính khả thi của mục tiêu sẽ càng cao.

Cách mà người ta thường dùng để có thể xác định được mục tiêu là tưởng tượng về chúng. Chẳng hạn, mục đích của bạn vào 5 năm tới là mua được một ngôi nhà đẹp, nhưng ngôi nhà này chưa phải là cụ thể. Nhưng khi bạn hình dung ra ngôi nhà lớn ra sao, màu sơn thế nào, có bao nhiêu phòng, trang trí như thế nào,…thì bạn sẽ càng hình dung rõ ràng ý định của bản thân. Như vậy bạn sẽ biết chính xác những gì mình cần làm để đạt được nó.

M – Measurable: Đo lường 

Yếu tố thứ 2 chính là đo lường được, nguyên tắc này sẽ liên quan đến con số. Một mục tiêu có thể cân đo đong đếm là mục tiêu đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể lên kế hoạch hoàn thành. Con số mà chúng ta đặt ra cho mục tiêu sẽ giống như là bàn đạp tinh thần vững chắc. Chúng sẽ thúc đẩy và truyền động lực để thực hiện.

Ví dụ: Bạn mong muốn mình có nguồn thu nhập ổn định. Vậy sự ổn định của bạn ở đây là như thế nào. Nếu bạn mong muốn mức thu nhập đó là 25 triệu/ tháng. Thì sự cụ thể này chính là đòn bẩy thúc đẩy tinh thần và động lực của bạn lên cao để có thể nỗ lực hết mình để có thể đạt được điều mình mong muốn. Ngược lại nếu không có sự đo lường về mục tiêu cụ thể bạn sẽ không tạo cho mình được nguyện vọng cháy bỏng để có thể tập trung vào mục tiêu và dễ dàng bỏ cuộc hơn.

A – Atainable: Tính khả thi

Tính khả thi chính là khả năng thực hiện của mục tiêu. Yếu tố này muốn thể hiện rằng mục tiêu đề ra cần có khả năng thực hiện được, không bị xa rời thực tế. Vì vậy, bạn cần nắm được khả năng của bản thân mình trước khi đưa ra mục tiêu. Nếu không sẽ dễ bỏ cuộc vì những khó khăn và thử thách quá lớn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ đặt cho mình những mục tiêu quá đơn giản. Điều này cũng có thể dẫn đến cảm giác không có sự thách thức để chúng ta chinh phục được. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm cho mình sự cần bằng giữa việc đặt mục tiêu mang tính khả thi mà vẫn có sự hấp dẫn, thử thách để chúng ta khám phá tiềm năng của mình.

R – Realistic: Tính thực tế

Mục tiêu sẽ rất khó để chúng ta thực hiện nếu như nó thiếu đi tính thực tế. Nếu như bạn không có đủ sức khỏe, thời gian, không gian, phương tiện,.. thì sẽ không thể thực hiện được việc gì đó. Vì vậy, bạn cần đảm bảo có đủ điều kiện thực tế để có thể thực hiện các mục tiêu.

Ví dụ: Bạn đặt ra cho mình mục tiêu đi du lịch tại 2 quốc gia khác nhau trong năm nay. Tuy nhiên, công việc bạn không tốt, tài chính bạn không dư giả. Như vậy thì khả năng mục tiêu của bạn đặt ra sẽ không thể thực hiện được. Vì việc đi du lịch nước ngoài tốn quá nhiều kinh phí, trong khi tài chính của bạn quá hạn hẹp. Đây chính là ví dụ về yếu tố mục tiêu không mang tính thực tế.

T – Time bound: Khung thời gian

Đây chính là yếu tố thể hiện việc mục tiêu mà bạn đặt ra cần được đặt trong một khoảng thời gian cụ thể, như vậy thì bạn mới có thể có động lực hơn để có thể đạt được mục tiêu. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể biết được mình đang ở đâu trong cuộc hành trình của mình và có thể chẩn chỉnh được tiến độ của mình so với kế hoạch đề ra.

Ý nghĩa và mục tiêu của SMART

SMART là viết tắt thể hiện 5 yếu tố chi tiết trên đây. Mỗi nguyên tắc đặt mục tiêu nói trên đều có ý nghĩa riêng của nó:

  • Specific trả lời cho các câu hỏi: Bạn đang hướng tới mục tiêu gì? Muốn đạt được điều gì sau khi đã hoàn thành mục tiêu? Cách thức thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
  • Measurable trả lời cho câu hỏi: Mục tiêu của bạn đang nằm ở mức nào? Cần đạt được ở mức nào?
  • Achievable trả lời cho: Liệu có thể đạt được mục tiêu đó không? Mục tiêu này có khiến bản thân bạn nản chí không? Liệu bạn có bỏ cuộc giữa chừng khi đang thực hiện không?
  • Realistic: Bạn có có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu không? Những điều gì là đang không phù hợp với tình hình thực tế?
  • Time – bound có ý nghĩa: Mục tiêu này sẽ được thực hiện trong bao lâu? Mốc thời gian kết thúc là khi nào? Thời gian như vậy đã thực sự phù hợp chưa?

Ý nghĩa của mô hình SMART trong Marketing

Trong Marketing, để có thể triển khai được chiến dịch và tạo nên thành công thì việc tạo ra mục tiêu Marketing phù hợp cho từng hoạt động và chiến dịch là điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Dưới đây là những ý nghĩa cụ thể của việc áp dụng mô hình SMART trong Marketing:

  • Cụ thể hóa mục tiêu: Một số doanh nghiệp thường đặt các mục tiêu vĩ mô, mơ hồ và không có tính khả thi trong thực tế. Vì thế, khi áp dụng đặt mục tiêu theo mô hình SMART sẽ giúp cụ thể hóa mục tiêu của mình rõ ràng hơn bằng những con số. Mục tiêu này sẽ giúp thể hiện nên một bức tranh tổng thể, rõ ràng, dễ bám sát để đạt được.
  • Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu: Nguyên tắc SMART giúp các nhà quản lý có thể dễ dàng nhìn nhận và loại bỏ đi những mục tiêu không thực sự phù hợp. Mục tiêu theo mô hình SMART là cụ thể và có thể đo lường, có thể đạt được, đồng thời mang tính thực tế và có thời hạn. Do đó nó sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng dàng hoạch định các chiến lược để thực hiện và hoàn thành mục tiêu một cách tốt hơn.
  • Cải thiện khả năng đo lường của mục tiêu: SMART giúp các nhà quản trị dễ dàng đo lường được mục tiêu cũng như kết quả thực hiện. Từ đó đưa ra được đánh giá về mức độ hoàn thành công việc cần đạt được. Đồng thời giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để cải thiện, khắc phục những điểm chưa được.
  • Gia tăng hiệu suất làm việc: Mục tiêu SMART chính là bàn đạp để giúp doanh nghiệp có thể tìm ra con đường nhanh nhất. Mô hình mục tiêu SMART giúp nhân viên định hướng rõ ràng mục tiêu cần hướng tới. Đồng thời nhà quản trị có thể đo lường, đánh giá chính xác năng lực của mỗi nhân viên. Thực tế, không phải cứ tăng ca nhiều giờ thì sẽ thể hiện được hiệu suất công việc tốt hay không. Thay vào đó, khi đưa ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể, nhân viên sẽ tập trung hơn vào công việc, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn, thay vì phải làm nhiều giờ trong sự mệt mỏi.

Các bước vận dụng nguyên tắc SMART

Dưới đây là các bước vận dụng nguyên tắc SMART chi tiết mà bạn có thể tham khảo khi áp dụng nguyên tắc này để vận dụng khi đặt mục tiêu cho mình:

  • Định hình ý định của bạn: Dựa vào các tiêu chí như đã phân tích, chúng ta sẽ tiến hành định hướng mục đích cho mình. Mọi mục tiêu được đưa ra cần phải có tính khả thi và có khung thời gian hoàn thành cũng như quy định thành tựu cụ thể nhé!
  • Viết mục đích đó ra giấy: Để tạo động lực cho bản thân hữu hiệu thì hãy viết mục tiêu đó ra giấy theo thứ tự ưu ái. Hãy để mảnh giấy đó ở những nơi dễ thấy nhất như bàn làm việc để có thể tạo động lực cho bản thân mỗi ngày. Cách này sẽ khiến bạn luôn nghĩ đến những ý định cụ thể và quyết tâm hiện thực nó mỗi ngày.
  • Chi tiết để thực hiện mục tiêu kế hoạch: Đó là việc chia nhỏ ý định ra bằng cách định hướng theo ngày/ tuần/ tháng/ năm bạn cần làm gì, tức định hướng con đường bạn sẽ đi bao xa để rút ngắn thời gian và khoảng cách đạt được mục tiêu.

Lưu ý: Phải định kỳ kiểm tra để biết được mình đã đi được chừng nào (bao nhiêu % kế hoạch) và còn phải tiếp tục trong bao lâu nữa để về đích. Tốt nhất, nên lập nên sơ đồ phân tích công việc diễn ra với tần suất để biết được việc cần làm, việc gì làm sau, việc gì có ảnh hưởng và cần làm ngay, làm gấp,…để có sự phân chia thời gian hợp lý.

Thông qua những chia sẻ của chúng tôi về “SMART là gì? Mục tiêu và ý nghĩa SMART trong Marketing” giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị khi đã xác định mục tiêu. Việc cần làm của bạn chính là áp dụng vào thực tiễn của mình để có thể thu về được kết quả mà bạn thực sự mong muốn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin thú vị hơn.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers