adsads
Lượt Xem 645

Silent Quitting – Hiện tượng “ngấm ngầm” của thế hệ làm vừa đủ

“Silent Quitting” không còn là một khái niệm xa lạ trong môi trường làm việc hiện đại. Không có màn từ chức ồn ào, nhiều nhân viên hiện nay chọn cách thầm lặng hơn khi họ chỉ đơn giản là làm vừa đủ, hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản nhất mà không đầu tư thời gian hay tâm huyết. Đây là hệ quả của sự mất động lực và cảm giác bế tắc trong công việc, nhưng không muốn hoặc không thể nghỉ việc.

Báo cáo của Gallup năm 2022 đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhân viên cảm thấy gắn kết với công việc đã giảm đáng kể, đặc biệt là ở giới trẻ. Điển hình là nhiều trường hợp nhân viên trẻ đã quyết định chỉ làm đủ trách nhiệm tối thiểu trong ngày làm việc 8 giờ và dành phần còn lại của thời gian để tìm kiếm đam mê cá nhân khác.

Silent Quitting, nhìn từ bên ngoài, có thể trông như… sự lười biếng. Thế nhưng thực tế, đây là một tín hiệu mạnh mẽ về những vấn đề tồn đọng trong cách quản lý nhân sự và nhiều bất cập khác môi trường làm việc hiện nay. Người lao động không chỉ đơn giản làm vừa đủ, mà còn đang “ngầm” bỏ sự cống hiến bởi họ không thấy ý nghĩa hay giá trị trong việc cố gắng.

Tại sao người lao động trẻ hiện nay mất lửa và chọn Silent Quitting?

Có nhiều lý do khiến người lao động trẻ cảm thấy chán nản và chọn lựa Silent Quitting. Một trong những nguyên nhân chính phải kể đến áp lực công việc ngày càng gia tăng, lại không tương xứng với sự ghi nhận hoặc phần thưởng họ nhận được. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, có rất nhiều nhân viên trẻ cảm thấy rằng nỗ lực của họ không được công nhận, dẫn đến cảm giác không còn giá trị trong công việc.

Chẳng hạn, một nghiên cứu của Deloitte cho thấy gần 50% nhân viên trẻ cảm thấy công việc của họ không mang lại ý nghĩa, và 40% trong số đó cho biết họ không nhận được phản hồi tích cực từ cấp trên. Họ trở nên thụ động, không còn đặt tâm huyết vào công việc và chỉ đủ để “trên mức tối thiểu.” Những cảm xúc này càng được củng cố khi họ chứng kiến những đồng nghiệp cống hiến hết mình nhưng lại không được thăng tiến hoặc thưởng xứng đáng.

Cuối cùng, sự thay đổi trong cách mà thế hệ trẻ nhìn nhận về công việc cũng đóng một vai trò không nhỏ. Thay vì coi công việc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhiều người trẻ hiện nay đặt câu hỏi về giá trị của công việc đối với hạnh phúc và sự phát triển cá nhân của họ. Họ ưu tiên việc tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dẫn đến việc làm chỉ để đủ sống và không còn mong đợi gì hơn.

Tái khởi động tinh thần làm việc: Bắt đầu từ đâu?

Để ngăn chặn và vượt qua hiện tượng Silent Quitting, cả người lao động và doanh nghiệp đều cần có những bước đi cụ thể nhằm khôi phục lại động lực và sự hứng khởi trong công việc với một số điểm quan trọng như là: 

Học cách đối thoại và lắng nghe

Người lao động cần có không gian để chia sẻ ý kiến, nguyện vọng và những khó khăn mà họ đang gặp phải. Do đó doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc họp định kỳ để thu thập phản hồi từ nhân viên, từ đó hiểu rõ hơn về những vấn đề họ đang đối mặt và có thể đưa ra các biện pháp cải thiện kịp thời.

Tạo động lực và ghi nhận thành tích

Đánh giá và khen thưởng công bằng những nỗ lực của nhân viên là một trong những yếu tố then chốt để tăng cường sự gắn kết. Vì vậy, những người đóng vai trò quản lý hoặc điều hành doanh nghiệp nên áp dụng các chương trình khen thưởng, ghi nhận công sức của nhân viên qua các hình thức như thư cảm ơn, khen thưởng nhân viên xuất sắc, hoặc đơn giản là một lời động viên chân thành từ cấp trên.

Thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chẳng hạn như tạo điều kiện linh hoạt cho nhân viên trong giờ làm việc, hỗ trợ chế độ làm việc từ xa hoặc kết hợp hybrid, hay các hoạt động giải trí trong công ty,… 

Bằng cách áp dụng những chiến lược này, cả người lao động lẫn doanh nghiệp có thể cùng nhau tái khởi động tinh thần làm việc, vượt qua Silent Quitting và xây dựng một môi trường làm việc nơi mọi người đều cảm thấy có động lực để cống hiến. Bởi lẽ, chỉ khi tái khởi động được tinh thần làm việc, người lao động mới có thể tìm lại niềm vui trong công việc, còn doanh nghiệp sẽ giữ được những nhân tài thực sự.

Xem thêm: Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers