adsads
0504 1200x900 1
Lượt Xem 22 K

Tình huống nhân viên nổi bật hơn cấp trên trong việc lên kế hoạch, chiến lược trong công việc không phải là hiếm gặp. Thậm chí, có nhiều trường hợp nhân viên còn là người vạch ra đường hướng, kế hoạch cho cấp trên. Thế nên chuyện bạn nhìn xa trông rộng, lường trước về những thất bại mà cấp trên không thể thấy cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng trước khi phản ứng hay có những hành động để thể hiện bản thân, bạn hãy công tâm để trả lời câu hỏi:

“Tại sao cấp trên lại ngồi ở vị trí sếp của bạn? Có phải do yếu tố tuổi tác, kinh nghiệm làm việc lâu năm hơn không?”

Tài năng như Gia Cát Lượng cả đời vẫn là quân sư cho Lưu Bị. Câu chuyện người tài làm dưới trướng người thường không phải là xa lạ bởi mỗi người sẽ nổi bật ở một điểm khác nhau. Cấp trên của bạn có thể không phải là người tài năng hơn bạn trong công việc phân tích, am hiểu thị trường nhưng họ sẽ nhỉnh hơn bạn trong việc thu phục và quản lý nhân tài.

Vậy nên, nếu bạn đã đặt ra câu hỏi: “Khác biệt với sếp về định hướng, chiến lược thì có nên ra đi hay không? thì rõ ràng là bạn đang phân vân chưa quyết định được câu trả lời và trong thâm tâm, có lẽ bạn vẫn chưa muốn rời đi. Vậy thì tại sao không cho bản thân một cơ hội để thử?

Sếp không phải là người tài năng nhưng liệu trở thành cánh tay mặt của sếp có đem đến lợi ích nào cho bạn không? Và lúc ấy, phải chăng là bạn có cơ hội thực hiện kế hoạch, chiến lược mà mình đã ấp ủ lâu nay thay vì ra đi khi chưa đạt được một thành tựu nào khiến bản thân thỏa mãn?

Và nếu vẫn còn hy vọng về một mối quan hệ tương lai hòa hợp với sếp của mình, bạn có thể thử những cách tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng khó thực hiện sau đây:

Bắt đầu bằng những lập luận vững chắc

Nếu bạn tự tin vào khả năng hoạch định chiến lược của mình, hãy cố gắng truyền tải nó một cách chi tiết nhất đến cấp trên trực tiếp và cả người lãnh đạo, để thuyết phục họ rằng, phương pháp của bạn tốt hơn họ. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ dùng từ ngữ nặng nề để lên án hay chỉ trích chiến lược của sếp, mà bạn cần tôn trọng họ, giải thích rõ ràng vì sao bạn nghĩ đó là điều không nên làm và vì sao họ nên tin vào bạn. Bởi bác bỏ sẽ dễ nhưng bác bỏ có cơ sở mới là điều khó thực hiện.

Có thể những điều bạn trình bày sẽ không được thông qua, nhưng hãy luôn làm đúng công việc, trách nhiệm và luôn nỗ lực hết mình. Thông qua lần này, bạn cũng đã thể hiện rằng bạn là một nhân viên có lý tưởng, chính kiến và đáng tin cậy của công ty. Và tuyệt đối, đừng dùng những cụm từ như “em nghĩ, em cho rằng,..” bởi rất khó một nhà lãnh đạo nào dám đặt niềm tin vào suy nghĩ của một nhân viên còn non trẻ nhưng lại “hiếu thắng” cả! 

Đừng để việc tư ảnh hưởng đến việc công

Bạn là nhân viên, sếp là sếp, cả hai có những vai trò, trách nhiệm khác nhau. Đứng ở lập trường của mỗi người, sẽ có cách giải quyết công việc khác biệt, nên nếu bạn và sếp có bất đồng, vẫn hãy tôn trọng công việc và đời sống riêng tư của nhau. Đừng vì chuyện công mà ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp hay nói xấu lẫn nhau, cũng đừng nuông chiều cảm xúc mà có lời lẽ khiếm nhã hay hiếu thắng gây sự trong công ty. Điều đó chỉ thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp và để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp.

Nắm bắt thời cơ và khéo léo trình bày

Thông thường, chúng ta rất ngại hoặc khó thể hiện sự bất đồng ý kiến với cấp trên, dù bạn cảm nhận rất rõ điều ấy. Nhưng sự im lặng không phải là cách lựa chọn tốt trong trường hợp này. Bạn cần nói lên tất cả quan điểm của bạn và khéo léo để thuyết phục được sếp.

Thời điểm cũng góp phần khiến cuộc hội thoại thêm phần thành công nếu bạn biết tận dụng. Chẳng hạn, bạn cần trao đổi những lúc sếp ít việc, ở nơi ít người, những lúc sếp có tâm lý tươi vui… Vì họ đứng ở cương vị là sếp nên họ sẽ rất sẵn lòng lắng nghe ý kiến chân thành của nhân viên mình, để đưa ra giải pháp toàn diện nhất. Vậy nên hãy mạnh dạn và quyết đoán nhé!

Dù có bất đồng ra sao, hãy cư xử với đồng nghiệp và sếp theo cách bạn muốn người khác cư xử với mình. Nếu bạn đang gặp trở ngại với sếp trong công việc, đừng để những cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng, hãy kiềm chế cảm xúc và tôn trọng nhau. Có thể kết quả sẽ không như mong đợi, nhưng bạn hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ để giành được niềm tin tuyệt đối từ sếp. Và lời nói của bạn trong những lần sau chắc chắn sẽ được quan tâm và lắng nghe hơn rất nhiều!

Xem thêm: Lợi ích không ngờ từ việc giữ mối quan hệ với sếp cũ

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers