adsads
sep oi em chan viec roi 3
Lượt Xem 25 K

Nhưng hãy coi chừng, không chừng bạn sẽ gây ra hiểu lầm hay ấn tượng xấu với sếp nếu bạn không khéo léo. Hãy tiếp cận sếp theo 4 bước mà VietnamWorks gợi ý.

 

1. Dò hỏi bên ngoài trước

Không gì tệ hơn việc bước vào phòng sếp và nói rằng bạn chán việc, điều này sẽ gây hậu quả khôn lường. Thay vì vậy, hãy nói chuyện như thể bạn là một nhân viên luôn muốn học hỏi điều mới mẻ và muốn trở nên năng động hơn. Bạn có thể nói rằng bạn sẵn sàng để nhận dự án mới và có nhiều cách hay giúp công ty phát triển hơn, ám chỉ rằng bạn có thể nhận thêm một ít công việc nữa, nhưng đừng nói thẳng là bạn đang rất rảnh và chán.

 

2. Tự đưa ra ý kiến và giải pháp

Khi đã nêu vấn đề với sếp xong, có thể sếp chưa có ngay quyết định sẽ giải quyết vấn đề của bạn như thế nào. Hãy tự đưa ra những ý kiến giúp công việc hàng ngày của bạn phong phú hơn. Hãy thật cụ thể, tránh đưa ra những kế hoạch chung chung.

 

Để làm được điều này, trước khi gặp sếp, bạn hãy tìm hiểu từ đồng nghiệp hay sếp rằng công ty đang cần gì, đang có rắc rối gì hay không và tập trung ý kiến của mình xung quanh những vấn đề đó. Nếu một dự án nào đó của team bạn hay công ty đang có vấn đề, hãy xung phong được tham gia đóng góp ý tưởng. Nếu có thể, hãy yêu cầu được là người thực thi giải pháp đó. Ví dụ công ty bạn đang tìm kiếm nhân sự có kỹ năng và kinh nghiệm, bạn có thể đưa ra ý tưởng cho công ty tham gia các ngày hội việc làm như TECH Insider Expo của VietnamWorks để thu hút nhân tài.

 

3. Chứng tỏ mình thích hợp với vị trí đề xuất

Không phải vì bạn là người đề xuất ý kiến nên bạn hiển nhiên sẽ được phụ trách dự án đó. Hãy chứng tỏ cho sếp thấy vì sao bạn là người thích hợp đảm nhiệm công việc. Hãy bắt đầu bằng việc chỉ ra hiệu quả công việc hiện tại của bạn, những gì bạn đã làm được, học được, cải thiện được trong công việc, và những điều đó phù hợp với vị trí mới như thế nào.

 

Hãy nghĩ rằng mình đang trong một cuộc phỏng vấn cho vị trí mới, bất cứ kỹ năng nào bạn nói rằng mình có, bạn phải chỉ ra những bằng chứng cho thấy bạn có những kỹ năng đó. Ví dụ như bạn đề xuất được lên kế hoạch tổ chức ngày hội việc làm cho công ty, và bạn đã thành công trong việc tổ chức team building cho team bạn, hãy lấy việc này làm bằng chứng cho thấy bạn có kỹ năng tổ chức.

 

4. Nhưng đừng đòi hỏi quá nhiều

Trang tin Bloomberg Businessweek đã ra lời khuyên rằng đừng bao giờ yêu cầu thêm công việc nếu văn hóa công ty bạn không phải là nơi có nhiều việc hay cần nhiều thời gian để làm việc. Sheila Mello, thành viên quản trị tại Product Development Consulting, hiến kế rằng bạn có thể hỏi sếp rằng bạn có thể làm gì để thúc đẩy bản thân đạt những thành tựu lớn hơn và giúp công ty tăng năng suất hơn với vị trí và khối lượng công việc hiện tại. Hãy tập trung vào dự án bạn đang làm, đề xuất ý tưởng thay đổi hay cải tiến nó.

 

Và hãy luôn ghi nhớ, trước khi trao đổi với sếp để được giúp đỡ, hãy thu thập đủ những tài liệu và kết quả công việc hiện tại, những ý tưởng mới, đề xuất mới để tăng tính thuyết phục, đừng chỉ đăm đăm vào sự nhàm chán của bạn.

– HR Insider VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ hay môi trường làm việc, mà còn nằm ở vị...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers