adsads
Shutterstock 2093806498 1
Lượt Xem 703

Những biểu hiện của nhân viên khi rơi vào “khủng hoảng sự nghiệp”

“Khủng hoảng sự nghiệp là điều không thể tránh khỏi với bất cứ ai dù là người có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm. Tình trạng bất ổn sự nghiệp có những dấu hiệu như: họ là một chuyên gia trong lĩnh vực của họ nhưng họ không hề cảm thấy hài lòng với mức lương và vị trí hiện tại của họ. Họ cảm thấy những kỹ năng, kiến thức năng lực của mình còn hạn chế không đủ. Thậm chí, họ còn có những biểu hiện như thờ ơ với công việc hàng ngày, họ không còn quan tâm tới việc cố gắng để đạt được những kết quả cao hơn. Họ không còn động lực đi làm.

Đối với một số nhân viên, họ còn có những biểu hiện dễ nhận biết khác như: không còn hăng hái đi làm, họ bắt đầu thiếu kiên nhẫn và bất mãn, họ khó khăn trong việc hòa nhập với những đồng nghiệp khác và cảm thấy bị tụt lùi. 

Tuy nhiên, đối với mỗi người họ có những cơn khủng hoảng khác nhau. Thế nên, khi bạn làm sếp, bạn cần chú ý tới nhân viên của mình để tránh việc khi nhân viên rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng có thể gây tổn thất tới hoạt động của doanh nghiệp.

Cách giải quyết quyết vấn đề rơi vào tình trạng “khủng hoảng sự nghiệp”

Luân chuyển nội bộ 

Nếu như liên tục làm một công việc liên tục trong một thời gian dài, con người thường sinh ra cảm giác nhàm chán, đây là những điều mà nhân viên làm việc lâu năm suy nghĩ. Để nhân viên tìm được cảm hứng làm việc với công ty, hãy trao cho họ cơ hội được trải nghiệm những vị trí và nhiệm vụ mà họ chưa từng làm trong nội bộ tổ chức.

Điều này sẽ mang tới hai lợi ích. Một, nhân viên đó sẽ cơ hội được bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, mở rộng được hiểu biết của bản thân. Hai, công ty sẽ thu được những ý tưởng, giải pháp mới từ nhân viên mới được luân chuyển vị trí này. Để quá trình luân chuyển được diễn ra thuận lợi, công ty cần tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn, phát triển các kỹ năng bổ sung.

Tạo cơ hội để nhân viên đang tìm ý nghĩa của công việc

Nhân viên thường đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình, họ đặt ra các câu hỏi “Việc chúng ta đang làm có ý nghĩa gì không?” Hãy khuyến khích họ mang kỹ năng chuyên môn đi giúp một tổ chức phi lợi nhuận. Nếu như nhân viên nhìn thấy được tác động của công việc thường ngày đến sự phát triển chung cả cộng đồng, họ sẽ có thêm tinh thần để tiếp tục công việc của mình.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Tuyển Dụng Rạch Giá Tìm Việc Cần Thơ Tuyển Lễ Tân
Việc Làm Môi Trường Tam Sơn Tuyển Dụng Tân Á Đại Thành Tuyển Dụng

Tạo văn hóa mentor nội bộ

Nếu như bạn có một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, tác phong làm việc chuyên nghiệp, bạn hãy tạo cơ hội cho họ trở thành mentor cho những nhân viên mới vào. Để làm được điều này, công ty cần xác định được danh sách các nhân sự phù hợp với các điều kiện làm mentor và bắt đầu hướng họ quan tâm đến các nhân viên khác trong doanh nghiệp.

Công ty có thể tạo một chương trình mentor rõ ràng để nhân viên có thể đăng ký tham gia. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn bổ sung kiến thức và kỹ năng cho các mentor để họ cảm thân cũng đang góp phần hỗ trợ người khác.

Giúp nhân viên thay đổi không gian làm việc

Đối với những nhân viên làm việc lâu năm, điều họ đơn giản là được làm việc trong không gian khác. Đây là tuýp nhân viên thoải mái với công việc hàng ngày. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thay đổi không gian làm việc giúp họ có được cảm giác mới, tạo động lực làm việc. Thế nhưng, việc chuyển nơi làm việc cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống cá nhân của nhân viên cũng bị xáo trộn. Nếu bạn muốn nhân viên của mình toàn tâm toàn ý trong công việc, hãy hỗ trợ họ trong quá trình chuyển nơi ở.

Chia sẻ về các cơ hội phát triển

Để ghi nhận các thành quả của nhân viên, sếp thường có những chính sách khen thưởng xứng đáng, nhưng song song cạnh đó, nhà quản lý cũng nên chia sẻ thêm về các kế hoạch phát triển phòng ban trong tương lai cũng như các cơ hội để phát triển năng lực cá nhân, cơ hội thăng tiến để nâng cao tinh thần làm việc cho các nhân viên. Ví dụ: các kỳ xét thăng chức, tăng lương…

Nhân viên cũng thường rơi vào trạng thái “khủng hoảng sự nghiệp”, để trở thành một người sếp tốt, bạn cần để ý những thay đổi bất thường của nhân viên. Bạn cũng từng trải qua “khủng hoảng sự nghiệp”, bạn phải xác định các giải quyết tốt nhất cho nhân viên của mình.

Xem thêm: Người hướng nội liệu có thể làm HR?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc, bởi lo ngại nhỡ chẳng may đưa ra quyết định...

Khi nào là “thời điểm vàng” để nhảy việc mà vẫn nhận đủ thưởng Tết?

Cố gắng chịu đựng thêm 1-2 tháng đợi nhận được thưởng Tết rồi nhảy việc, hay chấp nhận từ bỏ thưởng Tết đổi lấy cơ...

Bài Viết Liên Quan

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc,...

Khi nào là “thời điểm vàng” để nhảy việc mà vẫn nhận đủ thưởng Tết?

Cố gắng chịu đựng thêm 1-2 tháng đợi nhận được thưởng Tết rồi nhảy việc,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers