adsads
4 1200x900 1
Lượt Xem 2 K

 Như chúng ta đã được biết thế hệ gen Y (1981-1996) đang trên đà phát triển sự nghiệp của họ, với kho kinh nghiệm khổng lồ của mình, họ bắt đầu nắm giữ những vị trí quan trọng chủ chốt trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thế hệ gen Z (1997-2012) là thế hệ bắt đầu bước chân vào thị trường lao động nhưng với khả năng học hỏi nhanh và khối lượng kiến thức, một số bạn gen Z cũng đã bắt đầu trở thành team leader hoặc những thành viên quan trọng của nhóm. Vì thế, giữa sếp gen Z và sếp gen Y có những điểm gì khác nhau? Chúng ta hãy cùng điểm qua bài viết dưới này nhé

Khi gen Z làm sếp

Chúng ta có thể thấy những phúc lợi của người lao động thường là những bữa ăn trưa, ăn tối miễn phí ở công; xe đưa đón trang bị wifi đầy đủ; được đi muộn về sớm nếu bạn có con nhỏ,…Khác với thế hệ trước, thế hệ gen Z có những cái nhìn khác biệt hơn trong công việc.

Theo quan điểm của họ, doanh nghiệp muốn giữ chân người lao động thì cần quan tâm chăm sóc về mặt tinh thần nhiều hơn. Sếp gen Z sẽ chú trọng tới việc work-life balance hơn. Khác với lãnh đạo thế hệ trước luôn khuyến khích nhân viên cống hiến hết mình và phải có mặt bất cứ lúc nào, sếp gen Z chú trọng việc đời sống tinh thần của nhân, họ tin rằng nhân viên cần một khoảng nghỉ ngơi cần thiết để tái tạo lại năng lượng làm việc. Và, đúng như thế, theo các nghiên cứu, việc được nghỉ ngơi đầy đủ và cân bằng giúp cho người lao động làm việc hiệu quả hơn. 

 

Tiếp theo, gen Z là thế hệ được tiếp xúc với những kiến thức mới mẻ nên họ là những con người cởi mở, có cái nhìn đa chiều cho một sự việc. Sếp gen Z sẽ là người có phong cách cởi mở trong vấn đề công việc. Ví dụ: trong vấn đề tuyển dụng nhân sự cho công ty, họ sẽ là người tôn trọng các xu hướng tính dục của người động, cởi mở với cộng đồng LGBT và không phân biệt giới tính. Bên cạnh đó, trong công việc, họ cũng đề cao tính sáng tạo và sự linh hoạt của người lao động thay vì những phương pháp làm cũ.

Khi gen Z làm sếp, họ sẽ đề cao và tôn trọng những điểm khác biệt của mỗi cá nhân thay vì bắt họ phải theo một phong cách cũ. Họ sẽ khuyến khích nhân viên tìm kiếm thông tin và cách giải quyết, sau đó phản hồi với họ ngay lập tức, thay vì phải chờ đợi tới cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp hàng tháng.

Thêm nữa, Gen Z không quá coi trọng vào quá trình làm việc mà họ đề cao kết quả cuối cùng. Họ sẽ không yêu cầu nhân viên phải có mặt 24/7 để ngồi ở văn phòng, nhìn chằm chằm vào màn hình tivi nhưng đầu óc của nhân viên lại bay bổng ở nơi nào đó. Phong cách làm việc của gen Z khá linh hoạt, họ có thể làm việc bất cứ đâu, ở nhà, ở văn phòng, một quán cà phê nào đó, miễn có kết nối Internet và nơi đó khơi nguồn cảm hứng làm việc sáng tạo cho họ.

Khi gen Y làm sếp,

Gen Y  là thế hệ đàn anh đàn chị của gen Z, cùng trong giai đoạn bùng nổ công nghệ. Vậy, cũng không phủ nhận những suy nghĩ và phong cách lãnh đạo của hai thế hệ nào có phần tương đồng cao. 

Với thế hệ gen Y, các nhà lãnh đạo này sẽ giúp cho môi trường làm việc trở nên linh hoạt hơn và nhân viên hơn. Họ là những người biết lắng nghe. Hiểu được vấn đề của người lao động là không thích làm việc với một người suốt ngày tự cho mình là đúng và áp đặt ý kiến mình lên người khác. Hành động này vừa khiến giảm tính sáng tạo còn khiến nhân viên không được tôn trọng.

Khi gen Y làm sếp, họ sẽ là người đồng hành với nhân viên trong quá trình xử lý công việc, họ cũng không quát nạt hay đe dọa nhân viên. Ngoài ra, họ cũng không thích tham gia quá sâu vào mối quan hệ cá nhân của nhân viên. Nếu nhân viên cần lời khuyên, họ sẽ lắng nghe và đưa ra những lời khuyên trung lập.

Những kiểu sếp nơi công sở - Phải hiểu để tương tác tốt

Với gen Y, dù họ có thân thiện với nhân viên đến mấy, họ cũng có những khoảng cách nhất định. Họ thỉnh thoảng tham gia các buổi teambuilding, chuyện vui hay những hoạt động của nhóm nhưng họ vẫn giữ mối quan hệ giữa sếp với nhân viên là mối quan hệ đồng nghiệp. Họ luôn giữ sự chuẩn mực và có tính chuyên nghiệp cao trong công việc.

Sếp gen Y là người có tính kỷ luật, tất cả những tiêu chuẩn cần được tuân thủ đúng quy định nếu không sẽ tạo ra hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, họ cũng là những con người rất có trách nhiệm, ý thức được mình là người dẫn dắt, nên họ có yêu cầu cao về bản thân và làm gương cho nhân viên trong doanh nghiệp. Hơn nữa, người lãnh đạo gen Y biết rằng họ cần phải thay đổi nhanh và có chiến lược cụ thể nếu họ muốn dẫn đầu cuộc đua trong sự nghiệp của mình.

Xem thêm: Cách làm việc chung với đồng nghiệp mà bạn không có thiện cảm?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Bài Viết Liên Quan

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers