adsads
7 1200X900 1 1
Lượt Xem 2 K

Nhân viên đi làm lâu sẽ có tình cảm với công ty, đồng nghiệp; không ai muốn mất bạn bè, không ai muốn đạp đổ đi công sức của mình; nên nhân viên hành xử không văn hoá khi nghỉ việc, sếp cần xem lại chính mình. 

Trên thực tế, có nhiều sếp cả ngày chỉ biết than vãn về việc nhân viên không tôn trọng, không nghe lời họ, không cư xử đúng mực với họ; thế nhưng cũng không ít người làm sếp mà nhân viên sẵn sàng trung thành cả đời. Thậm chí, ngay cả khi đã nghỉ việc rồi, họ vẫn luôn dành cho nhau những lời tốt đẹp nhất. Để có được thành công trong mắt nhân viên của mình thì các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để xử lý những lỗi hành xử sai đối với nhân viên sau nhé!

Nói lời xin lỗi qua đâu?

Nếu cảm thấy không thoải mái khi phải đối mặt trực tiếp với những tình huống này hoặc nếu bạn lo ngại rằng có thể một hành động của mình cũng khiến nhân viên của mình đang trở nên khó chịu hay bạn sẽ nói điều gì đó không chính xác, bạn có thể xin lỗi bằng cách gửi email hoặc gọi điện thoại hỏi nhân viên xem họ có muốn gặp trực tiếp để thảo luận thêm hay không.

Nói lời xin lỗi chân thành

Đừng bào chữa cho sai lầm của mình, người khác sẽ nghĩ bạn đang chối bỏ trách nhiệm. Hãy bày tỏ sự hối hận của bạn một cách rõ ràng, không quên bao gồm cả lý do cho hành động đang làm bạn tỏ ra như bào chữa cho lỗi lầm của mình và không thực sự xin lỗi.Mặc dù không phải là một lời biện minh, nhưng có thể hữu ích nếu bạn biết cách giải thích cho nhân viên hiểu và chấp nhận.

Nhận trách nhiệm

Thay vì trộn lẫn lời xin lỗi với lời giải thích và biện minh trong sức nóng của một cuộc tranh cãi. Bạn hãy giải thích quan điểm của mình, vì vậy, đừng đưa nó vào lời xin lỗi của bạn. Bạn có thể giải thích hành vi của mình sau này khi người mà bạn đã xúc phạm không còn bị tổn thương và đủ bình tĩnh để nghe bạn nói.

Chấp nhận cùng thay đổi

Một lời nhận lỗi là vô nghĩa nếu bạn gây ra hành vi tương tự trong tương lai. Đây là lý do tại sao hứa hẹn thay đổi là rất quan trọng khi bạn muốn xin lỗi sâu sắc vì những lời không hay đối với nhân viên của bạn. 

Giải quyết nó ngay lập tức

Bạn lỡ nói một điều gì đó hơi khó nghe và nhận ra vấn đề ngay lập tức? Lúc này, bạn cần dừng lại, hít một hơi thật sâu và thừa nhận sai lầm mà mình đã mắc phải. Nắm bắt sơ suất ngay khi xảy ra giúp ngăn chúng biến thành các vấn đề lớn hơn.  Việc đưa ra một nhận xét gay gắt hoặc một nhận định sai lầm có thể khiến nhân viên buồn bã, thất vọng hoặc bất bình. Vấn đề sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu bạn thường xuyên bỏ qua lỗi của mình. Nhân viên của bạn có thể thắc mắc tại sao bạn luôn gắt gỏng, hoặc tại sao bạn không dành thời gian đọc trước báo cáo của họ trước khi “phán xét”.

Việc thừa nhận sai phạm chưa bao giờ dễ dàng, nhất là với những người quản lý cấp cao. Nhưng xin lỗi nhân viên là điều vô cùng cần thiết. Nó làm tăng uy tín của bạn và biến bạn trở thành một người lãnh đạo tuyệt vời. Hơn hết, khi bạn đưa ra lời xin lỗi công bằng và trung thực, nhân viên của bạn có nhiều khả năng sẽ lặp lại hành động đó. Điều này góp phần xây dựng một tổ chức vững mạnh với những nhân viên sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi.

Xem thêm: Có phải làm sếp thì phải có kiến thức rộng & chuyên môn cao?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers