Gần đây, chúng tôi đã được hỏi Làm thế nào để biết được mình là một người sếp bóc lột nhân viên của mình? Đây là một câu hỏi thú vị.
Thông thường, chúng tôi nhận được những câu hỏi ngược lại: Làm thế nào nhân viên của tôi tăng năng suất làm việc? Hoặc, thay vào đó, Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy nhân viên của mình làm nhiều hơn hoặc làm việc lâu hơn?
Tuy nhiên, làm thế nào để biết một nhân viên đang làm việc quá sức là một câu hỏi chính đáng. Theo kinh nghiệm, tùy thuộc vào nhân viên, bạn có thể yêu cầu nhiều hơn cho đến khi khối lượng công việc trở nên quá đáng. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng có thể rơi vào cái bẫy của nhân viên giỏi nhất. Rốt cuộc, tất cả chúng ta đều muốn những nhân viên giỏi đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn, phải không? Và, chúng ta muốn họ cố gắng hết sức hoàn thành công việc được giao.
Thật không may, khối lượng công việc quá tải có thể khiến nhân viên ngày càng căng thẳng, tăng nguy cơ các bệnh huyết áp và bệnh tim mạch, sự bất ổn của gia đình và tai nạn tại nơi làm việc. Ngoài ra, những nhân viên cảm thấy làm việc quá sức và bị đánh giá thấp thường bỏ việc, để tìm kiếm một cơ hội tốt hơn.
Vì vậy, bao nhiêu giờ là quá nhiều? Các nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng làm việc hơn 50 đến 55 giờ trong một tuần gia tăng các vấn đề sức khỏe, năng suất thấp hơn và người ta sẽ có xu hướng tìm đến các chất có cồn. Điều đó có nghĩa là bạn không nên để nhân viên làm việc quá 50 giờ trong một tuần đúng không? Không, vì mỗi nhân viên là một cá thể riêng biệt và họ cần được đối xử khác nhau.
Tùy thuộc vào loại hành vi của nhân viên, cũng như các yêu cầu của công việc và tình hình gia đình, tuổi tác cũng tình trạng sức khỏe của cá nhân, khối lượng công việc họ nhận sẽ phân chia mỗi tuần mỗi khác.
Bởi vì mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, vậy làm thế nào để chúng ra có thể nhận ra rằng mình đang gây quá nhiều áp lực hay khối lượng công việc cho một nhân viên? Chúng tôi đề xuất các dấu hiệu cảnh báo sau:
1. Người làm việc vào buổi khuya, sáng sớm hoặc cuối tuần
Hãy chú ý khi nhân viên của bạn đến và rời khỏi công ty. Đôi khi, hệ thống bảo mật có thể cung cấp thông tin này. Nếu bạn thấy số giờ làm tăng lên, có lẽ đã đến lúc kiểm tra khối lượng công việc của nhân viên đó. Điều đó thể hiện sự quan tâm cũng như sẽ tránh hiểu nhầm rằng sếp bốc lột nhân viên.
Hãy nhớ rằng, có một sự khác biệt giữa một cuộc đua marathon và chạy nước rút. Nếu doanh nghiệp của bạn đôi khi sẽ yêu cầu nhân viên phải làm thêm giờ theo mùa (ví dụ: kế toán trong mùa thuế), điều này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu mùa nào cũng tăng ca, có lẽ bạn nên xem xét khối lượng công việc và nhân viên của mình.
2. Người đang phá vỡ các quy tắc gia đình vì công việc
Nếu bạn nghe nhân viên mình nói không thể thực hiện nghĩa vụ gia đình vì họ cảm thấy họ phải dành hết thời gian cho công việc thì có khả năng nhân viên đó đang làm việc quá sức và thể hiện bạn là một người sếp bốc lột nhân viên. Chúng tôi biết một cựu nhân viên của một công ty tư vấn đã lựa chọn một con đường khác, khi công việc khiến anh không thể chăm sóc con cái của mình.
Anh ấy kể cho chúng tôi, khi đang ngồi trong phòng khách sạn ở Manhattan, anh đã “khóc như một đứa trẻ” vì đã bỏ lỡ trận đấu bóng đầu tiên của con trai. Trong vòng một năm, anh ấy đã chuyển đến một vị trí với một công ty khác. Công ty ít yêu cầu đi lại, cho phép anh làm việc linh hoạt và kiểm soát được lịch trình của mình.
Khi mọi người cảm thấy làm việc quá sức, kết quả là giấc ngủ bị gián đoạn và, như đã lưu ý ở trên, mối quan hệ với các thành viên trong gia đình có thể trở nên khó khăn. Có thể dẫn đến nhiều ‘drama’ trong nơi làm việc nữa.
Nếu nhân viên hồi trước rất lý trí giờ bỗng trở nên dễ cáu bẳn, thì có thể khối lượng công việc quá tải chính là nguyên nhân. Tương tự như vậy, những người thường muốn làm người khác hài lòng có thể cảm thấy quá tải do sợ bị từ chối hoặc sợ thất bại. Những người muốn làm người khác vui có thể trở nên cực kỳ bực bội, thụ động, hung hăng và đôi khi chủ cực gây chuyện nếu họ cảm thấy rằng sự siêng năng của mình bị đánh giá thấp.
Một cách để chuyện này không xảy ra là đảm bảo rằng bạn cho nhân viên thấy bạn đánh giá cao họ vì giá trị mà họ mang lại cho công ty.
4. Chất lượng giảm
Như HBR đã viết, các nghiên cứu dường như đồng ý rằng làm việc quá sức khiến lợi nhuận giảm dần. Khi nhân viên làm việc lâu hơn, họ “dần dần làm việc một cách vô thức, và công việc dần trở nên vô nghĩa.” Có một lý do tại sao các chủ sở hữu nhà máy trong thế kỷ 19 bắt đầu giới hạn ngày làm việc, đầu tiên là 10 ngày, sau đó là 8 ngày, và rồi tính theo giờ. Họ thấy rằng nếu họ làm như vậy, sản lượng sẽ tăng, còn những sai lầm và tai nạn phải trả giá giảm xuống.
Nhiều thí nghiệm gần đây đã xác nhận những kết quả này. Những người có thời gian nghỉ ngơi sẽ có năng suất cao hơn. Nếu bạn thấy công ty của mình ngày càng mắc phải nhiều sai lầm, hãy xem khối lượng công việc của nhân viên và số giờ làm việc, đó có thể là nguyên nhân.
5. Số nhân viên xin nghỉ việc
Nếu số lượng nhân viên tình nguyện nghỉ việc cao hơn (đặc biệt là với những tài năng chính) bạn nên kiểm tra mức độ công việc. Những nhân viên tài năng, có động lực và tham vọng thường rất háo hức nhận thêm nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ tốn thời gian. Tuy nhiên, nếu những công việc như vậy khiến họ gặp khó khăn trong thực hiện các nghĩa vụ gia đình, không được thăng chức, tăng lương hay cảm thấy bị đánh giá thấp, những nhân viên đó có thể quyết định nghỉ việc.
Khi điều này xảy ra, thì đã quá muộn. Đừng biến mình thành một ngưới sếp bốc lột nhân viên. Để tránh mất nhân viên giỏi, hãy theo dõi các dấu hiệu trên và điều chỉnh khối lượng công việc ở mức hợp lý.
Mặc dù các nhân viên là người trưởng thành và nên tự đưa ra quyết định, nhưng nhà quản lý cũng cần phải nhận thức được những yêu cầu họ đặt ra cho nhân viên của mình. Những nhân viên làm việc chăm chỉ để làm hài lòng người khác, quá tập trung vào việc tiến bộ hoặc đặc biệt tham vọng có thể dễ bị tổn thương khi đảm nhận quá nhiều.
— HR Insider/ Theo Cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.