Self efficacy là gì?
Self efficacy là gì? Khái niệm niềm tin vào năng lực của bản thân là nội dung trọng tâm trong thuyết nhận thức xã hội của nhà tâm lý học Albert Bandura. Học thuyết này nhấn mạnh vai trò của quá trình học tập qua quan sát, các trải nghiệm xã hội và thuyết quyết định hỗ tương trong sự hình thành nhân cách.
Bandura quan niệm, thái độ, năng lực và kỹ năng nhận thức của một người sẽ hình thành nên “hệ thống cái tôi”. Hệ thống này đóng một vai trò lớn trong cách ta nhìn nhận tình huống và cách ta hành xử trong nhiều tình huống khác nhau. Niềm tin vào năng lực của bản thân là một bộ phận then chốt của hệ thống này.
Như vậy, self efficacy được hiểu là “Niềm tin vào năng lực sắp xếp và thực hiện một chuỗi các hành động cần thiết để kiểm soát các tình huống sắp diễn ra.”. Nói cách khác, niềm tin vào năng lực của bản thân chính là niềm tin rằng bản thân sẽ thành công trong một tình huống nào đó. Niềm tin này là các yếu tố quyết định cách con người ta suy nghĩ, hành xử và cảm nhận.
Xem thêm :
- Thao túng tâm lý là gì? Cách đối phó với hành vi thao túng tâm lý nơi công
sở - Hội chứng Burnout: Tình trạng dân công sở mắc phải nhưng ít nhận ra
- Dấu hiệu, nguyên nhân và tác hại của Overthinking là gì?
- Giải đáp: Thiên vị là gì? Làm gì khi sếp thiên vị?
- Cầu toàn là gì? Những ảnh hưởng và cách quản lý hiệu quả
- Narcissist là gì? 7 Dấu hiệu nhận biết một người ái kỷ
- Tham vấn là gì? Khi nào bạn nên được tham vấn tâm lý
- Đồng cảm là gì? 6 cách thể hiện sự đồng cảm với người khác
- Trì hoãn là gì? 7 Cách loại bỏ trì hoãn công việc hiệu quả
- Bốc đồng là gì? Cách khắc phụ người có tính bốc đồng hiệu quả
- Ngộ nhận là gì? Dấu hiệu sự ngộ nhận về năng lực bản thân
Sức mạnh của việc tin vào năng lực bản thân
Tại sao niềm tin vào năng lực của bản thân lại trở thành một đề tài quan trọng như vậy đối với các nhà giáo dục và tâm lý học? Như Bandura và những nhà nghiên cứu khác có mô tả, niềm tin vào năng lực của bản thân có thể tác động lên tất cả mọi thứ từ các trạng thái tâm lý đến hành vi, động lực.
Hầu như tất cả mọi người đến có thể xác định các mục tiêu mà họ muốn hoàn thành, những thứ họ muốn thay đổi và những thứ họ muốn đạt được. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều nhận ra rằng việc biến những kế hoạch thành hành động không hề đơn giản. Bandura và những người khác đã phát hiện ra rằng niềm tin vào năng lực của bản thân một người đóng một vai trò lớn lao trong cách ta tiếp cận mục tiêu, nhiệm vụ và thách thức.
Những người có niềm tin mạnh mẽ vào năng lực của bản thân sẽ:
- Coi vấn đề thách thức là những nhiệm vụ phải thực hiện cho tốt.
- Hình thành mối quan tâm lớn hơn với các hoạt động họ tham gia.
- Hình thành cam kết mạnh mẽ hơn về những quan tâm và hoạt động mình làm.
- Nhanh chóng lấy lại “phong độ” sau những vấp váp và những lần tuyệt vọng.
- Những người không có niềm tin mạnh mẽ vào năng lực của bản thân sẽ:
- Né tránh những nhiệm vụ khó nhằn.
- Tin rằng những nhiệm vụ và tình huống khó khăn là nằm ngoài năng lực kiểm soát của bản thân.
- Tập trung vào những sai sót của bản thân và những hệ quả tiêu cực.
- Nhanh chóng đánh mất tự tin vào những năng lực cá nhân.
Làm sao để phát triển niềm tin năng lực bản thân
Những niềm tin này bắt đầu hình thành từ những năm tháng đầu đời khi trẻ phải đương đầu với nhiều trải nghiệm, nhiệm vụ và tình huống. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của niềm tin vào năng lực của bản thân không chấm dứt trong suốt thời còn nhỏ mà vẫn tiếp tục tiến hóa suốt đời khi con người ta có được những kỹ năng, trải nghiệm và hiểu biết mới.
Theo Bandura, niềm tin vào năng lực của bản thân đến từ 4 nguồn:
Những kinh nghiệm và sự thành thạo
Theo lý giải của Bandura, “Cách hiệu quả nhất để hình thành niềm tin mạnh mẽ vào năng lực của bản thân là trải nghiệm càng nhiều càng tốt đến khi thành thạo thì thôi. Tuy nhiên, việc không thể xử lý hiệu quả một công việc hoặc một thử thách có thể làm xói mòn và suy yếu niềm tin vào năng lực của bản thân.
Hình mẫu xã hội
Chứng kiến người khác hoàn thành công việc thành công cũng là một nguồn căn quan trọng giúp ra tăng cường niềm tin vào năng lực của bản thân. Theo Bandura, “Nhìn thấy người nào đó tương tự giống mình thành công bằng nỗ lực liên tục của chính họ giúp làm gia tăng niềm tin rằng chính chúng ta cũng sở hữu những năng lực như họ để làm chủ các hoạt động và gặt hái được thành công.”
Thuyết phục từ xã hội
Bandura cũng khẳng định rằng con người ta có thể bị thuyết phục để tin rằng mình có kỹ năng và khả năng để thành công. Hãy cân nhắc lúc ai đó nói một điều gì đó tích cực, họ khích lệ bạn và điều đó giúp bạn đạt được mục tiêu. Nhận được sự khích lệ bằng lời nói từ người khác cũng giúp con người ta vượt qua những nghi ngại về chính mình và tập trung vào việc nỗ lực hết sức cho công việc mình đang làm.
Các phản ứng tâm lý
Phản hồi và phản ứng cảm xúc của chính chúng ta đối với tình huống cũng đóng một vai trò quan trọng quyết định niềm tin của ta vào năng lực của chính mình. Tâm trạng, trạng thái cảm xúc, phản ứng cơ thể và mức độ căng thẳng đều tác động lên cách con người ra cảm nhận về năng lực của chính mình trong một tình huống cụ thể nào đó. Một người ở trạng thái lo lắng cực độ trước khi diễn thuyết trước đám đông cũng sẽ hình thành niềm tin yêu vào năng lực của mình trong những tình huống này.
Như vậy bạn đã có thể hiểu Self efficacy là gì và sự quan trọng trong việc tác động đến sức mạnh thực sự của việc tin vào năng lực bản thân. Hãy nhớ rằng học hỏi cách giảm thiểu căng thẳng và cải thiện tâm trạng khi đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn hoặc thách thức có thể giúp chúng ta cải thiện niềm tin vào năng lực của chính mình.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Tập đoàn Hòa Phát tuyển dụng, Hoa Sen Group tuyển dụng, INSEE tuyển dụng, POSCO tuyển dụng, QH Plus tuyển dụng, Rạng Đông tuyển dụng, Saint Gobain tuyển dụng, và Schaeffler tuyển dụng.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.