SDR là thuật ngữ không còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn mơ hồ và không hiểu rõ ràng về ý nghĩa thực sự của nó. Đừng lo lắng, toàn bộ nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng VietnamWorks HR Insider hiểu SDR là gì? Tính năng nổi bật, cũng như ưu, nhược điểm của nó nhé.
SDR LÀ GÌ
SDR là gì? SDR (viết tắt của Special Drawing Rights) nghĩa là Quyền rút vốn đặc biệt. Đây là dạng tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ thế giới (tên Tiếng Anh là International Monetary Fund – IMF) phát hành với vai trò bổ sung nguồn tiền dự trữ của các quốc gia trên thế giới. SDR được IMF phân bổ cho những quốc gia thành viên, đảm bảo bởi sự tín nhiệm hoàn toàn của những quốc gia này.
Sự hình thành và vai trò của SDR
SDR hình thành từ khi nào? Quyền rút vốn đặc biệt này có vai trò như thế nào trong thị trường giao dịch? Đây cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Sự hình thành của SDR
Khi còn là thành viên của hệ thống lãi suất Bretton Woods, các quốc gia lúc bấy giờ cần có lượng tiền tệ dự trữ để duy trì lãi suất. Thường thì lượng dự trữ chính thức là vàng do ngân hàng trung ương hoặc Chính phủ nắm giữ. Các ngoại tệ cũng được chấp nhận thanh toán rộng khắp.
Tuy nhiên, do nguồn cung cấp 2 loại tài sản này không đủ để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động thương mại quốc tế. Cùng với việc Mỹ có chính sách tiền tệ vô cùng thận trọng vào thời điểm đó (Mỹ không muốn tăng lượng tiền tệ lưu thông vì lo lắng đồng đô la Mỹ kém hấp dẫn). Điều này khiến cộng đồng quốc tế đưa ra quyết định phải tạo ra một dạng tài sản dự trữ quốc tế mới, có sự bảo trợ của IMF – chính là SDR.
Đối với các nước đang phát triển, SDR được coi là một kênh tín dụng tốt, chi phí thấp, dùng để bổ sung vào nguồn dự trữ ngoại hối của nhà nước. Chưa hết, SDR còn được dùng như một đơn vị quy ước định danh, dùng để xác định giá trị của tài sản, dịch vụ, hàng hoá,… giao dịch ở các quốc gia trong cùng hệ thống. Nhờ có SDR, các hoạt động ngành kinh doanh quốc tế trở nên thuận tiện và ổn định hơn bao giờ hết.
Vai trò của SDR
Vai trò của SDR là gì? Trong thị trường giao dịch, SDR đóng vai trò:
- Dự trữ quốc tế: Đối với các quốc gia thành viên, SDR được đánh giá như một phần của dự trữ quốc tế, cung cấp tính linh hoạt và đa dạng hàng hóa trong việc quản lý dự trữ tiền tệ.
- Chuyển đổi, thanh toán: SDR mặc dù không được sử dụng rộng rãi như một số loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, nó vẫn có thể được chuyển đổi và dùng trong một số giao dịch quốc tế, đặc biệt là trong các hợp đồng quốc tế và thương vụ lớn.
- Ổn định tài chính: Các chuyên gia ngành kinh tế cho biết, SDR đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định tài chính thế giới, đặc biệt là trong các thời kỳ khủng hoảng tài chính hoặc biến động ngoại tệ.
Trong tổng thể, SDR có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần tạo nên tính ổn định và phát triển của hệ thống tài chính thế giới. Đây còn được coi là một công cụ đắc lực cho các quốc gia thành viên trong quản lý dự trữ tiền tệ, cũng như thực hiện các giao dịch quốc tế.
Tìm hiểu thêm về nguồn lực tài chính là gì và các lĩnh vực trong ngành tài chính ngân hàng.
Những tính năng nổi bật của SDR
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, không biết tính năng nổi bật của SDR là gì? Các quốc gia thuộc IMF sử dụng quyền rút vốn đặc biệt này như thế nào? Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia ngành tài chính cho biết SDR được thiết lập thông qua thỏa thuận của những quốc gia thành viên và chỉ được sử dụng nội bộ giữa những quốc gia này. Cụ thể:
- Chịu trách nhiệm về việc thanh toán: SDR đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cấp thanh khoản cho các nước thành viên, thông qua việc tạo tài khoản tín dụng ngân hàng. Nhờ đó, các quốc gia có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thanh khoản của họ.
- Định giá dựa trên đồng tiền quốc tế: Theo đó, giá trị của SDR được định giá bằng bình quân của một số đồng tiền hàng đầu quốc tế như đô la Mỹ, Euro, đồng Yên, bảng Anh. Điều này giúp đảm bảo tính ổn định và rộng rãi trong việc dùng SDR.
- Tài khoản tín dụng Ngân hàng Nhà nước: SDR được Ngân hàng Nhà nước nắm giữ, hướng đến mục đích thanh toán giao dịch quốc tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế: SDR giúp các quốc gia trong IMF tăng cường sự hợp tác, đồng thời có trách nhiệm với nhau. Điều này cải thiện được quá trình lưu thông tiền tệ, nâng cao hoạt động giao thương quốc tế.
Nhờ những tính năng nổi bật này mà SDR trở thành công cụ vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính thế giới, góp phần thúc đẩy sự hợp tác quốc tế và ổn định tài chính.
Nguyên lý hoạt động của SDR
Nguyên lý hoạt động của SDR là gì? Quyền rút vốn đặc biệt này được tính toán dựa trên hạn ngạch IMF đang có của các nước thành viên. Theo đó, các nước tham gia trên tinh thần tự nguyện, mua bán một cách tự do, không bị ép buộc. Song song với đó, vẫn phải tuân theo một số quy định đã được thỏa thuận trước đó.
Trong trường hợp các nước thành viên không có nhu cầu mua SDR, tổ chức IMF phải có trách nhiệm về vấn đề này. Chẳng hạn như chỉ định các quốc gia đang sở hữu cán cân thương mại mạnh hơn, nhằm tạo nên sự linh hoạt trong việc trao đổi tiền tệ để lấy SDR. Cùng với đó, các nước thành viên có thể vay SDR từ nguồn dự trữ của IMF với lãi suất hấp dẫn để cải thiện vị thế cho cán cân thanh toán của họ. SDR được xem là đơn vị kế toán của IMF.
Xem thêm: Các ngành kinh tế có triển vọng hiện nay và các chỉ số kinh tế vĩ mô cần lưu ý.
Ưu và nhược điểm của SDR
Không chỉ thắc mắc SDR là gì? Ưu, nhược điểm của Quyền rút vốn đặc biệt này cũng được nhiều người quan tâm.
Ưu điểm của SDR
- Hạn chế phụ thuộc vào đô la Mỹ: Sự xuất hiện của SDR giúp các nước có thêm đồng tiền dự trữ khác để thuận tiện giao dịch với nhau. Từ đó, không còn phải phụ thuộc nhiều vào đồng đô la Mỹ.
- Cán cân thanh toán hiệu quả: Khi SDR được lưu thông, Mỹ lúc này không còn có quyền thống trị duy nhất trên thị trường thanh khoản. Đồng nghĩa với việc các khoản thâm hụt ngân sách của các nước trên thế giới với Mỹ sẽ được giải quyết đi phần nào.
- Đảm bảo tính ổn định: Như đã nói ở trên, quyền rút vốn này phụ thuộc vào bình quân giá trị của các đồng tiền. Chính vì thế, đồng đô la Mỹ không thể tự quyết nguồn cung hay thay đổi được giá của SDR. Cùng với đó, tình trạng ép giá bằng cách tăng giảm đồng đô la Mỹ không còn là vấn đề quá lớn đối với các nước thành viên. Nhờ đó, SDR giúp làm bình ổn giá hàng hoá, chẳng hạn như thực phẩm tiêu dùng, vàng, nhiên liệu khí đốt,…
Nhược điểm của SDR
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, SDR vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
- Chưa ổn định như tài sản hữu hình: Việc sử dụng loại tài sản hữu hình như vàng, tiền tệ quốc gia làm giá trị tiền tệ sẽ ổn định hơn so với SDR.
- Phạm vi thanh toán bị giới hạn: Theo đó, chỉ có các quốc gia thành viên IMF mới được quyền sử dụng SDR. Vì thế nên trong một số trường hợp, tiền bạc không thể giao dịch một cách linh hoạt.
- SDR mang tính trừu tượng: Có thể thấy, SDR khó thực hiện và quản lý, nhất là trong những mô hình kinh tế vi mô. Bởi giá trị của nó là trung bình cộng của các giá trị tiền tệ khác nhau.
Một vài câu hỏi thường gặp về SDR
1 SDR bằng bao nhiêu USD?
Giá trị của 1 SDR so với USD thay đổi liên tục và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ của các quốc gia, v.v. Hiện tại, giá 1 Sedra Coin (SDR) quy đổi sang USD là $0,0001173.
Tiền SDR nghĩa là gì?
SDR là viết tắt của Special Drawing Rights trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt là Quyền Rút Vốn Đặc Biệt. Đây là một đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra để bổ sung cho nguồn dự trữ ngoại hối của các quốc gia thành viên.
SDR không phải là một loại tiền tệ vật chất mà là một đơn vị tính toán. Giá trị của SDR được xác định dựa trên một rổ tiền tệ của các nền kinh tế lớn trên thế giới, như USD, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và Nhân dân tệ.
Hy vọng sau khi tìm hiểu SDR là gì, các bạn đã có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về khái niệm này. Mọi ý kiến thắc mắc, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline để được đội ngũ chuyên gia của VietnamWorks HR Insider tư vấn nhanh nhất nhé.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.