adsads
1305.4
Lượt Xem 3 K

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khủng hoảng chính là thời cơ giúp cho niềm tin và sự cống hiến của nhân viên được sâu sắc hơn theo cách mà không chỉ nhân viên được có lợi, mà doanh nghiệp cũng có thể trở nên vững mạnh hơn khi mọi sóng gió qua đi.

Sau giai đoạn cách ly do dịch COVID-19 gây ra, chúng ta không nên bỏ qua yếu tố con người đối với nền văn hóa doanh nghiệp. Thay vào đó, hãy hành động với những chiến lược mang tính tích cực, nhằm không chỉ đảm bảo được sức khỏe của nhân viên, mà còn giữ vững tốt văn hóa công sở đã được gầy dựng bao lâu nay nữa.

Hãy theo dõi những tips sau đây, nhằm giúp bạn hiểu hơn về cách mà các doanh nghiệp đã phản ứng ra sao trước ảnh hưởng của cơn khủng hoảng mang tên Covid-19 này nhé.

Giảm bớt áp lực

Năng suất giảm không chỉ là nỗi lo riêng của các nhà quản lý – mà nó còn khiến cho nhân viên sa sút tinh thần.

Lúc này, nhiệm vụ của các nhà quản lý, chính là tìm cách để khiến cho mọi thứ được diễn ra như bình thường. Hãy hiểu rõ rằng, đây chính là quãng thời gian vô cùng khó khăn. Và vì thế, tổ chức vận hành của doanh nghiệp cũng như năng suất làm việc của nhân viên sẽ không thể nhanh chóng và hiệu quả như trước nữa.

Nên hiểu rằng, nhân viên cũng chỉ là con người. Càng có nhiều sự quan tâm và lắng nghe từ cấp trên, nhân viên sẽ càng cảm thấy yên tâm hơn về mặt tâm lý và từ đó có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Tạo ra quỹ phòng hộ

Covid-19 đang tạo ra vô số áp lực về mặt tài chính cho rất nhiều nhân công hiện nay – bao gồm giờ làm việc bị cắt giảm, hay những bậc cha mẹ vừa trông con vừa làm việc tại gia chẳng hạn.

Hơn nữa, 40% các hộ gia đình ở Mỹ đã không thể nhận được tiền trợ cấp khi đối mặt với các tình huống khẩn cấp.

Chính các số liệu đáng báo động đó đã khiến các nhà lãnh đạo tại Great Place to Work khởi động một quỹ cứu tế với tên gọi “CARE4U”. Nhân viên tại Great Place to Work sẽ được nhận tiền lương hàng tháng, nhằm hỗ trợ họ trong các tình huống khẩn hay cho các sự việc không may nào có thể xảy đến.

Workday cũng đang tìm cách để hỗ trợ nhân viên công ty về mặt kinh tế. Nhân viên Workday sẽ nhận một số tiền thưởng thêm, nhằm bù đắp cho những gánh nặng kinh tế trong thời kì dịch bệnh đầy biến động này. Ngoài ra, công ty cũng đang thiết lập một quỹ cứu tế dành cho nhân viên nào có “những khó khăn đặc biệt”.

Truyền đạt thông tin tích cực, thường xuyên và chân thật

Sự minh bạch khi truyền đạt thông tin chính là chìa khóa then chốt trong thời điểm tâm dịch như hiện nay.

Tương tác hiệu quả bao gồm việc giúp nhân viên nắm được những sự kiện quan trọng nào đang diễn ra, đồng thời đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo kịp thời tiếp nhận câu hỏi và sẵn sàng đưa ra những câu trả lời thành thật nhất.

Các cơn khủng hoảng sẽ không ở đó mà chờ bạn khảo sát nhân viên mỗi năm đâu. Những công ty uy tín, chẳng hạn như Workday, đều gửi khảo sát nhanh hàng tuần nhằm theo dõi sát sao thể chất của nhân viên mình. Hành động này khiến nhân viên cảm thấy mình được quan tâm mỗi ngày, đồng thời còn gia tăng tình cảm giữa cấp trên và cấp dưới nữa.

Sau khủng hoảng, hãy ưu tiên tạo ra môi trường làm việc an toàn về cảm xúc lẫn thể chất

Khi tin tức không mấy tích cực, sẽ rất khó để bạn có thể minh bạch chia sẻ thông tin đó đến với mọi người. Arne Sorenson, CEO tại Marriott, đã gửi một video với thông điệp rất chân thật của mình đến với toàn thể nhân viên công ty. Càng được tiếp nhận nhiều thông tin, nhân viên sẽ càng gia tăng thêm nhiều sự tin tưởng đến với tổ chức của mình; đồng thời còn tránh được sự truyền đạt sai lệch thông tin, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần chung của cả tổ chức nữa đấy.

Hãy chia sẻ thông tin – bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, đến với toàn thể nhân sự với một thái độ chân thật nhất. Và hãy đồng cảm rằng ai ai đang phải trải qua rất nhiều lo lắng và chơi vơi trong thời điểm vô cùng khó khăn, bất ổn này.

Hỗ trợ nhân viên làm việc theo giờ

Có rất nhiều nhân viên không thể làm việc tại nhà. Đặc biệt đối với những ai đang làm tại cửa hàng thực phẩm, hay phải chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện – thì việc giãn cách xã hội là một điều khá là xa xỉ.

Các công ty có uy tín đang tìm cách để điều chỉnh lại cách thức cũng như giờ giấc làm việc cho nhân viên mình. Ví dụ, một số công ty đang hoãn lại việc dự trữ thức ăn và nước uống nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Một vài cửa hàng cũng đang giảm bớt số giờ mở cửa để nhân viên bán hàng trực tiếp với khách hàng có thể về nhà và nghỉ ngơi chẳng hạn.

Tìm hiểu nhanh cách tính lương gross net để tính toán chính xác mức lương bạn mong muốn.

Tổ chức các buổi họp mà không cần phải có chủ đề cụ thể

Hãy tổ chức các buổi họp online, không phải để bàn chính sự gì cả, mà chỉ để mọi người cùng nhau chia sẻ nỗi niềm và tâm sự trong mùa dịch này.

Đây chính là khoảng thời gian để mọi người trong nhóm trút bỏ gánh nặng tâm lý, và cũng là nơi để kết nối mỗi cá nhân lại gần với nhau hơn. Bạn cũng có thể mời thành viên từ nhóm khác vào tham gia, nhằm tạo ra sự gắn bó và đoàn kết hơn trong tập thể công ty mình.

Ngoài ra, những buổi họp được dành riêng như thế này cũng là một thông điệp, nhắc nhở mọi người rằng đừng quá xem trọng công việc, mà hãy cố gắng chăm sóc tốt cho bản thân mình nữa nhé!

Sau khủng hoảng, hãy ưu tiên tạo ra môi trường làm việc an toàn về cảm xúc lẫn thể chất

Thăm hỏi tình hình gia đình của nhân viên

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nhân viên cảm thấy rằng mình được quan tâm với tư cách là một người bạn, họ sẽ càng an tâm hơn về mặt tâm lý – cũng như tin tưởng hơn đối với lãnh đạo và tổ chức công ty mình.

Bạn cần biết rằng, nhân viên sẽ không thể cảm thấy an toàn nếu họ đang có nỗi lo bị sa thải hoặc bị cắt giảm nhân sự. Nguồn gốc của nó được mang tên là “nỗi sợ hàng ngày”. Có nghĩa là nhân viên đang cảm thấy bất an với việc cố gắng cam chịu với công việc và bổn phận cá nhân của mình.

Khi cấp trên không ưu tiên sức khỏe của nhân viên lên hàng đầu, theo đó nỗi lo lắng của họ sẽ lớn dần lên theo thời gian.

Bạn có thể giảm “nỗi sợ hàng ngày” của nhân viên bằng cách thăm hỏi cuộc sống gia đình của họ như thế nào. Người thân của họ có ổn không? Thú cưng của họ ra sao? Liệu có gánh nặng nào mà họ đang phải chịu đựng hay không?

Những lời hỏi thăm này sẽ giúp nhân viên của bạn hiểu rõ một thông điệp rằng: Không việc gì ta phải đánh đổi giữa cuộc sống với công việc cả, bởi vì sức khỏe và niềm hạnh phúc mới là điều quan trọng nhất.

Nhắc nhân viên về những phương án hỗ trợ đang có sẵn

Một số phương án hỗ trợ trong mùa dịch mà có thể ta sẽ bỏ qua, ví dụ như:
• Tiếp cận các chương trình tư vấn dành cho nhân viên công ty
• Hướng dẫn chi tiêu hợp lý
• Các chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần
• Chương trình giảm giá từ công ty cho những vật dụng cần thiết
Dù bạn đang cung cấp phương án hỗ trợ nào, thì những lời nhắc nhở thiện chí sẽ giúp củng cố hơn lòng quan tâm từ bạn đấy.

Sau khủng hoảng, hãy ưu tiên tạo ra môi trường làm việc an toàn về cảm xúc lẫn thể chất

Lòng cảm thông giữa người với người

Mỗi sự tương tác của bạn đối với nhân viên biểu lộ việc bạn đang lãnh đạo ra sao trong thời gian dịch bệnh thế này. Cũng giống như Brené Brown – giáo sư nghiên cứu khoa Công tác Xã hội bậc cao học tại trường Đại học Houston, đã từng nói: Chịu được sự tổn thương chính là điều dũng cảm nhất mà bạn có thể làm.

Bạn cũng đang lo lắng, phải không? Nhưng đừng ngại ngần chia sẻ điều ấy với người khác. Hãy cho mọi người thấy rằng bạn cũng là con người, cũng có những khó khăn vất vả nhất định trong cuộc sống. Chính điều này sẽ gắn kết bạn với nhân viên hơn, đồng thời tạo được niềm tin vững chắc và nỗi an yên trong lòng của mỗi người đấy!

Sau khủng hoảng, việc ưu tiên tạo ra một môi trường làm việc an toàn về cả cảm xúc lẫn thể chất là vô cùng quan trọng. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được bảo vệ, từ đó tăng hiệu suất làm việc và sự gắn bó. Dù bạn đang tìm việc làm Bà Rịa Vũng Tàu hay mong muốn tuyển dụng việc làm tại Bắc Ninh, hãy chọn những nơi có văn hóa chú trọng đến sự an toàn. Với những ai đang tìm việc Bình Dương, tìm việc làm Đồng Nai hoặc tìm việc làm ở Hà Nội, hãy tìm hiểu về môi trường làm việc của công ty trước khi quyết định.

>>> Xem thêm: Những câu nói nhân viên chẳng hề muốn nghe mà nhà quản lý nên tránh

— HR Insider/ Theo thegreatplacetowork —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers