Đối với những người trẻ, có lẽ khi nghe thấy câu nói này sẽ không có cảm nghĩ gì quá đặc biệt, nhưng đợi đến khi bạn chạm đến ngưỡng bốn mươi, năm mươi, bạn sẽ dần nhận ra, trong xã hội này, có được sự tôn trọng và địa vị phù hợp với độ tuổi là rất quan trọng. Tất nhiên địa vị ở đây không phải là bạn phải có thật nhiều tiền, phải trở thành triệu phú, tỉ phú, mà địa vị ở đây là mức độ đáng tin cậy, có tiếng nói đủ để người khác tôn trọng bạn.
Người ta có thể dễ dàng thông cảm và thấu hiểu cho sự “ít tiền” của bạn chỉ khi bạn còn trẻ, tuy nhiên khi bạn đã bốn mươi năm mươi thì không thể. Nhưng đáng tiếc là khi còn trẻ chúng ta không nghĩ xa đến vậy, cho nên trước khi chạm ngưỡng tuổi 30, bạn phải hiểu rằng bạn sẽ không thể giàu thậm chí không thể chắc chắn liệu bạn có nhận được sự tôn trọng nên có hay không nếu bạn chỉ nói mà không làm.
Ngay từ bây giờ bạn không chỉ phải nỗ lực làm việc mà còn phải trang bị cho bản thân hai điều sau: kỷ luật và kinh nghiệm.
Kỷ luật
Chúng ta đều biết người Do Thái có tính kỉ luật rất cao, đến mức khiến người Âu Mỹ “chướng mắt”.
Cùng một lớp học, những đứa trẻ Âu Mỹ cảm thấy đọc sách, thi cử chỉ cần phiên phiến thôi là được, phải hưởng thụ cuộc sống, phải party, tụ tập. Họ không hề thích nhưng đứa trẻ Do Thái lúc nào cũng đọc sách, học và học, luôn đứng đầu lớp, giành được học bổng.
Cùng một công ty, khi mọi người đang nghỉ lễ, thì người Do Thái luôn bận rộn với những kế hoạch dự định nâng cao năng lực bản thân, hiệu suất công việc,…họ không hề bị không khí nghỉ lễ ảnh hưởng, không hề cảm thấy cô đơn. Đây cũng là nguyên nhân mà người Do Thái đạt được thành công như vậy.
Trong xã hội hiên nay, nếu bạn không có tính kỉ luật, không có ý chí vững vàng, sẽ rất khó “thoát nghèo”, rất khó chiếm ưu thế trong các cuộc cạnh tranh.
Tất nhiên người có năng lực cạnh tranh cao, đã ít lại càng ít, tôi cũng không phải muốn mọi người trở thành cao thủ hàng đầu, chỉ hi vọng mọi người không bị tụt hậu, bị đào thải.
Bởi xã hội này rất tàn khốc, thực dụng. Nếu bạn không có tính kỉ luật sau này khi đã lớn tuổi bạn vẫn sẽ nông nổi, thiếu quyết đoán, thiếu logic, dẫn đến bạn không “giàu” được, địa vị xã hội thấp, thì sẽ không có ai đồng tình với bạn cả.
Đa số mọi người chỉ cần thấy một người độ tuổi trung niên nhưng vẫn chưa làm được việc lớn gì đều sẽ thốt lên “người thất bại”, không phải sao?
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm giống như tài khoản tiết kiệm vậy, dù bạn có không đi làm thì cũng sẽ không bị đói, bởi vì bạn đã có nền tảng rồi. Bạn có kinh nghiệm, mọi người sẽ tự động tìm đến bạn, mời bạn làm cho công ty của họ. Có kinh nghiệm phong phú bạn có thể ung dung nhẹ nhành hoàn thành công việc mà người khác không hoàn thành được.
Kinh nghiệm là một loại năng lực, nó tựa như bùa hộ mệnh, có thể bảo vệ bạn an toàn trong vài chục năm tới.
Thế nhưng hiện nay rất nhiều người trẻ đều không chú ý đến kinh nghiệm. Kinh nghiệm tựa như nước nhỏ trên đá vậy, nếu bạn kiên trì tích lũy, hàng ngày đều nhỏ nước xuống, thì theo năm tháng hòn đá ấy nhất định sẽ có biến đổi; nhưng nếu bạn luôn đổi công việc, mỗi lần nhỏ xuống các hòn đá khác nhau, bạn nghĩ liệu các hòn đá ấy có biến đổi gì không?
Tóm lại bốn mươi tuổi nếu muốn nhận được sự tôn trọng nên có, sống một cuộc sống ý nghĩa, thoải mái, ung dung thì trước ba mươi tuổi bạn phải rèn luyện tích lũy tính kỉ luật và kinh nghiệm cho bản thân.
— HR Insider/ Theo cafef —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.