adsads
Untitled design 1 1
Lượt Xem 4 K

Với kinh nghiệm 5 năm làm marketing tại một công ty truyền thông và vốn tiếng anh khá (Ielts 6.0) tôi mạnh dạn ứng tuyển vào một agency 100% vốn đầu tư từ Malaysia để tìm cơ hội mới để phát triển sự nghiệp. Vượt qua 2 vòng CV và phỏng vấn với phòng nhân sự, tôi bước vào vòng 3 với một sếp quản lý khu vực Đông Nam Á người Malaysia. 

Sau 45 phút phỏng vấn dù trả lời rất tự tin nhưng 1 tuần sau đó tôi nhận mail thông báo bị từ chối. Sau đó tôi tiếp tục tìm việc, phỏng vấn và vẫn bị từ chối… Sau 10 vòng phỏng vấn tại 3 công ty khác nhau cuối cùng tôi đã tìm được công việc mong muốn và rút ra 5 bài học sau: 

1. Không nên quá tin vào những mẫu câu phỏng vấn tiếng anh trên mạng

Trước khi đi phỏng vấn tôi đã nghiên cứu rất nhiều bí quyết phỏng vấn bằng tiếng anh trên google. Đa phần các website sẽ hướng dẫn bạn trả lời những mẫu câu như: 

What are your strengths?

Why should I hire you?

Where do you see yourself in 5 years? 10 years? 20 years?

Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho những câu hỏi này nhưng thực tế thì tôi chẳng bao giờ được hỏi. Nhà tuyển dụng tìm người để giải quyết công việc và vấn đề tại doanh nghiệp của họ chứ không phải phỏng vấn để tìm hiểu tính cách của bạn. 

Tùy người phỏng vấn sẽ có những câu hỏi rất khác nhau nhưng chắc chắn có 3 phần họ sẽ hỏi bạn và bạn nên dành nhiều thời gian để chuẩn bị câu trả lời: 

Tell me a little about yourself. (Bạn hãy tự giới thiệu bản thân.)

Tell me about your experience ? (Hãy kể cho tôi kinh nghiệm làm việc của bạn) 

What kind of salary do you expect? (Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu)

Dù muốn hay không bạn vẫn phải chấp nhận sự thật rằng nhà tuyển dụng rất thực tế, nhất là ở môi trường nước ngoài. Từ kinh nghiệm của mình, tôi nhận ra nhà tuyển dụng luôn hỏi 3 câu này, nếu có khác thì chỉ khác về hình thức. 

Với những câu hỏi này bạn nên chuẩn bị sẵn một kịch bản trong đầu để trả lời mạch lạc, ngắn gọn súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin. Tránh đi quá sâu vào chi tiết nếu không được yêu cầu. 

 

2. Nói thẳng trực tiếp vào vấn đề 

Sau 3 lần phỏng vấn bằng tiếng anh thất bại tôi rút ra bài học gì?

Người phương Tây có văn hóa làm việc thích đi thẳng vào vấn đề

 

Trong vòng thi Speaking IELTS, tôi thường được hướng dẫn trả lời bằng một câu tổng quát và sau đó diễn giải chi tiết hơn.

Tuy nhiên trong phỏng vấn xin việc, “khẩu vị” của các vị sếp nước ngoài rất khác. Họ thích nói thẳng vào vấn đề và mỗi giả thiết đều có số liệu hoặc bằng chứng cụ thể rõ ràng. Họ thường không hài lòng với những cách nói lòng vòng hoặc những nhận định mang tính chung chung, cảm tính. Diễn giải quá nhiều và thiếu cơ sở rất dễ bị đánh giá là “không đáng tin cậy”. 

3. Không nên sử dụng những từ vựng tiếng anh khó

Với vốn tiếng Anh của mình tôi thích sử dụng những từ vựng khó để làm thể hiện năng lực. Nhưng tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 của rất nhiều người trên thế giới và mục đích sử dụng tiếng anh là giao tiếp, truyền đạt thông tin đến người đối diện một cách nhanh và chính xác nhất.

Sử dụng từ quá dài hoặc phức tạp sẽ khiến người đối diện (cũng là người sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2) khó hiểu. Chúng ta nên sử dụng những từ đơn giản nhất có thể để diễn tả ý tưởng trọn vẹn, trước khi nói nhanh nên nói đúng, chú trọng vào phát âm chính xác và nhịp độ phù hợp với người nghe.  

4. Biết cách làm nổi bật kinh nghiệm cá nhân

Sau 3 lần phỏng vấn bằng tiếng anh thất bại tôi rút ra bài học gì?

Trình bày kinh nghiệm làm việc rõ ràng và minh bạch sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

 

Một vị sếp nhắn nhủ tôi rằng các ứng viên Việt Nam rất giàu năng lực chuyên môn và năng động tuy nhiên các bạn lại quá giống nhau. Người được chọn cho vị trí tôi ứng tuyển là một người có kinh nghiệm không quá xuất sắc nhưng lại biết cách thể hiện vốn sống và làm nổi bật những điều không có trong CV. 

Trong khi tôi và rất nhiều ứng viên khác đưa ra quá nhiều kinh nghiệm không liên quan đến vị trí tôi đã ứng tuyển. Nói đúng hơn tôi chỉ liệt kê những công việc mình đã làm mà không biết chọn lọc và kết nối những kinh nghiệm để thuyết phục vị sếp nên chọn tôi.

5. Cách trả lời những câu hỏi hóc búa

Đôi khi nhà tuyển dụng có thể đặt những câu hỏi khó nhằm đánh giá phản ứng của bạn với những vấn đề bất ngờ. Một số câu hỏi tôi đã gặp là: 

What is your shortcoming ?  (Điểm yếu của bạn là gì?)

How long do you plan on staying with this company? (Bạn định gắn bó với công ty bao lâu?)

Why did you leave your last job? (Vì sao bạn từ bỏ công việc cũ) 

Điều đầu tiên bạn nên làm khi gặp phải những câu hỏi này là giữ bình tĩnh và dành ra ít nhất 5-15s để suy nghĩ để trả lời thấu đáo. Đôi khi câu hỏi được đặt ra không phải để tìm câu trả lời đúng mà là để kiểm tra thái độ của bạn đối với những tình huống bất ngờ. 

Sau 3 lần phỏng vấn bằng tiếng anh thất bại tôi rút ra bài học gì?

Hiện tại tôi đã tìm được công việc mong muốn của mình. Hi vọng những kinh nghiệm của tôi sẽ giúp ích được cho các bạn trong hành trình tìm kiếm công việc mơ ước. Chúc các bạn thành công. 

 


Hiện Vietnamwork Learning đang ra mắt khóa học độc quyền English for Job Interview nhằm trang bị kiến thức sử dụng tiếng anh, kinh nghiệm xử lý tình huống trong phỏng vấn. Đây là khóa học được thiết kế dành riêng cho người đi làm và tìm việc. Bạn có thể xem thêm chi tiết khóa học tại đây

 

HR Insider
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers