adsads
sa thải nhân viên 1
Lượt Xem 6 K

Trong cuốn sách “The Hard Thing About Hard Things” có một đoạn viết về việc sa thải nhân viên thế nào cho đúng mà làm tôi rất tâm đắc. Chuyện là rất nhiều người không hiểu tại làm sao khi Ben Horowitz tiến hành 3 đợt sa thải liên tiếp tại Loudcloud/Opsware mà công ty vẫn đứng vững, thậm chí sau đó bán lại cho HP với giá trị 1,6 tỷ USD.

Điều này đi ngược lại với lẽ thường tình xảy ra ở các startup, thông thường sa thải nhân viên là tín hiệu cho dấu chấm hết của các startup, điều này phản ánh một tình hình không mấy sáng sủa của công ty, và điều đặc biệt quan trọng vì nó làm cho những người ở lại mất niềm tin vào tương lai của công ty.

Tôi xin nhắc lại là vấn đề ở đây nằm ở chỗ những người ở lại, những người sẽ quyết định sự sống còn của startup. Sau khi chứng kiến cảnh đồng nghiệp bị sa thải, các nhân viên còn lại sẽ không còn ý thức tự nguyện để thực hiện những hy sinh cần thiết nhằm xây dựng công ty nữa. Dưới đây là cách mà Ben Horowitz đã làm, mà theo đó công ty vẫn giữ lại được sự liền mạch về văn hoá công ty và những người giỏi nhất cho công ty.

 

1. Tâm thế đúng

Không một công ty hay một lãnh đạo nào muốn sa thải những người nhân viên do chính tay mình dày công tuyển chọn. Hẳn là việc sa thải này thực sự khó khăn và ám ảnh vô cùng đối với một nhà lãnh đạo.

Việc đặt tâm thế đúng vô cùng quan trọng, đây không phải là việc mong muốn của cá nhân, mà đây là việc sống còn của công ty. Thực tế trong những hoàn cảnh này không ai còn đủ tỉnh táo và bình tâm để nghĩ về tương lai, nhưng đây đúng là việc mà lãnh đạo phải làm để cứu lấy công ty.

2. Đừng chần chừ

Nếu phải làm việc này thì hãy làm càng nhanh càng tốt và đừng bao giờ chần chừ. Nếu để tin tức lan ra (mà điều này chắc chắn xảy ra nếu bạn chần chừ) thì bạn sẽ phải đối mặt với hàng tá những vấn đề phát sinh mới.

 

3. Phải rõ ràng về lý do sa thải nhân viên

Thường thì trong quá trình sa thải nhân viên, lãnh đạo công ty đến các nhà quản lý trực tiếp thường đưa ra những cách nhìn tích cực. Chẳng hạn, họ sẽ nói: việc sa thải là cơ hội tốt để cải thiện chất lượng công việc, tinh giản bộ máy và nâng cao được hiệu quả của công ty.

Điều đó có thể đúng, nhưng điều quan trọng ở đây là nó làm rối suy nghĩ của bạn hay thông điệp mà bạn muốn truyền tải tới công ty. Hãy thật đơn giản, bạn sa thải nhân viên vì công ty không hoàn thành kế hoạch kinh doanh và bế tắc về tài chính.

Nếu vì bất kỳ lý do nào đấy khác như chất lượng công việc thì hẳn sẽ phải có cách nào khác giúp cải thiện được tình hình. Chính chất lượng hoạt động của công ty mới là vấn đề ở đây.

Sự khác biệt này là hết sức quan trọng, bởi thông điệp gửi tới toàn công ty và tới từng nhân viên bị sa thải không phải là: “Thật tuyệt, vậy là chúng ta đã xử lý được vấn đề chất lượng công việc”. Mà thông điệp đúng ở đây phải là: “Công ty đã thất bại và để tiếp tục tiến lên phía trước, chúng ta buộc lòng phải để một số nhân viên xuất sắc ở lại”.

 

4. Đào tạo các quản lý

Bước quan trọng nhất trong quá trình này là phải đào tạo đội ngũ quản lý và chính các quản lý phải thực hiện việc sa thải những nhân viên của họ. Họ không thể chuyển nhiệm vụ này sang cho phòng nhân sự hay cho một ai đó cứng cỏi hơn.

Tại sao lại phải làm như thế? Tại sao không để các nhân sự cứng cỏi hơn làm việc này? Bởi vì nhân viên sẽ không nhớ hết quãng thời gian họ làm việc cho công ty, nhưng chắc chắn họ sẽ nhớ như in cái ngày mà bạn sa thải họ, họ sẽ nhớ đến từng chi tiết về cái ngày đó, mà chi tiết mới là điều quan trọng.

Danh tiếng của công ty và các vị quản lý phụ thuộc vào việc bạn phải đứng thẳng người lên, mặt đối mặt với những nhân viên đã từng theo bạn và dốc sức làm việc cho bạn. Bạn phải đủ can đảm để trực tiếp nói ra điều này với chính những nhân viên của mình. Đây là một sự tôn trọng tối thiểu dành cho nhân viên của mình.

Sa thải nhân viên sai cách là tín hiệu cho dấu chấm hết của các start-up, điều này phản ánh một tình hình không mấy sáng sủa của công ty…

Các quản lý phải được đào tạo và chuẩn bị rất kỹ về việc:

– Họ phải giải thích ngắn gọn về tình hình công ty và chia sẻ rằng đây là một thất bại của công ty chứ không xuất phát từ cá nhân nhân viên.

– Họ phải nói rõ ràng rằng vì thất bại của công ty mà nhân viên bị ảnh hưởng và quyết định này là điều không thể thương lượng.

– Họ phải nắm rõ tất cả các chi tiết về những phúc lợi mà nhân viên bị sa thải được hưởng và những sự hỗ trợ mà công ty dành cho họ.

 

5. Thông báo trước toàn công ty

Trước khi thực hiện đợt sa thải, CEO công ty phải thông báo trước toàn công ty, trong đó phải truyền đạt thông điệp chung với đầy đủ bối cảnh cần thiết nhằm tạo bệ đỡ cho các nhà quản lý thực hiện tốt công việc đầy khó khăn tiếp theo.

Hãy nhớ rằng: “Thông điệp là dành cho những người ở lại. Những người ở lại sẽ rất để ý tới cách bạn cư xử với các đồng nghiệp không may của họ. Nhiều người bị sa thải lại có mối quan hệ thân thiết với người ở lại hơn bạn, vì vậy hãy tôn trọng họ”.

 

6. Đừng trốn tránh

Sau khi thông báo việc sa thải, thông thường chúng ta sẽ trốn tránh và không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai. Đừng lẩn tránh, hãy quan tâm đến mọi người. Mọi người muốn nhìn thấy bạn. Họ muốn biết xem bạn có quan tâm tới họ không. Việc có duy trì quan hệ tiếp tục với bạn và công ty là điều mà các nhân viên bị sa thải quan tâm. Hãy nói chuyện với mọi người và nếu có thể hãy giúp họ mang đồ ra xe.

— HR Insider / Theo Trí Thức Trẻ —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers