RSM là vị trí đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ RSM là gì trong kinh doanh? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider đi sâu vào tìm hiểu công việc, vai trò, nhiệm vụ và những kỹ năng cần có để trở thành một RSM thực thụ nhé!
RSM là gì?
RSM là viết tắt của cụm từ Regional Sales Manager, dịch ra nghĩa là giám đốc kinh doanh vùng hoặc quản lý kinh doanh vùng. Những người này chịu trách nhiệm tăng trưởng doanh thu trong khu vực được công ty giao phó. Họ thực hiện các kế hoạch, chiến lược bán hàng để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, đồng thời tạo dựng các mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Giám đốc kinh doanh vùng là vị trí rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, vị trí này được nhiều công ty, tổ chức, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, công ty quy mô lớn săn đón.
Mô tả công việc của một RSM
Vậy công việc của một RSM là gì? Một RSM thường phải đảm nhận các nhiệm vụ sau đây:
Xây dựng chiến lược kinh doanh
Các giám đốc kinh doanh vùng phải xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh ngay từ ban đầu, đảm bảo hoạt động kinh doanh đi đúng hướng và đạt được kết quả cao nhất. Không những thế, RSM cũng cần xác định được xu hướng của thị trường, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách phù hợp.
Xây dựng kế hoạch nhân sự
RSM cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, vững mạnh. Đồng thời, bạn phải đưa ra kế hoạch đào tạo kỹ năng, theo dõi, đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên, từ đó đưa ra chính sách khen thưởng và xử phạt rõ ràng.
Đảm bảo mục tiêu doanh số
Đây chính là mục tiêu hàng đầu của một RSM. Họ phải luôn đảm bảo mức doanh thu, lợi nhuận đạt được đúng như mục tiêu đề ra.
Đề xuất sản phẩm mới, mở rộng phạm vi bán hàng
Mở rộng phạm vi bán hàng và đề xuất kế hoạch các sản phẩm mới là nhiệm vụ quan trọng cần có của một giám đốc vùng. Bên cạnh đó, RSM cần xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng tiềm năng. Họ phải thường xuyên khảo sát nhu cầu của khách hàng, lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với mong muốn, nhu cầu của khách. Không những thế, RSM cần theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của đối thủ để đưa ra các biện pháp cạnh tranh hiệu quả.
Vai trò của giám đốc kinh doanh vùng
Không chỉ thắc mắc RSM là gì, vai trò của vị trí này quan trọng như thế nào cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. RSM thuộc hàng ngũ lãnh đạo cấp cao, do đó, họ chắc chắn phải gánh những vai trò nặng nề. Bộ phận này quyết định trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Theo đó, một tổ chức có doanh số, lợi nhuận cao hay không đều dựa vào bản lĩnh và năng lực của giám đốc kinh doanh vùng.
Tại cương vị này, RSM phải đáp ứng được những lợi ích mà doanh nghiệp mong đợi ở cấp độ cao nhất:
- Sáng tạo chiến lược, kế hoạch giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh thu bán hàng theo từng tháng/quý.
- Đảm bảo chi phí bán hàng nằm trong phạm vi ngân sách cho phép.
- Tạo điều kiện thuận lợi để khách tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, phân bổ nhân sự khắp vùng kinh doanh.
- Luôn giữ hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng.
- Cố gắng duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với đối tác và khách hàng.
Yêu cầu cần có của một RSM là gì?
Sau khi biết được công việc của RSM là gì, chắc hẳn bạn đã phần nào hình dung được những yêu cầu cần có của một giám đốc kinh doanh vùng. Theo đó, để đảm nhận vị trí này, các bạn cần đáp ứng được một số tiêu chí như sau:
Kiến thức chuyên sâu
Như đã nói ở trên, RSM là vị trí quản lý cấp cao trong các công ty, doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều phối nhân lực số lượng lớn. Chính vì thế, họ phải là người có vốn kiến thức sâu rộng, am hiểu nhu cầu thị trường, khách hàng, đối thủ cũng như quản lý hoạt động kinh doanh. Chỉ khi có vốn kiến thức chuyên sâu, RSM mới có thể tiến hành xem xét, đánh giá, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp giám đốc kinh doanh vùng hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất. Bạn phải dùng kỹ năng giao tiếp để nói chuyện, đàm phán với khách hàng và các đối tác có liên quan. Chỉ khi giao tiếp tốt, bạn mới có thể truyền đạt được đầy đủ thông tin của mình một cách dễ dàng và chuẩn xác.
Khả năng lãnh đạo
Khi nhắc đến kỹ năng của một RSM là gì, chắc chắn chúng ta không thể không nhắc đến khả năng lãnh đạo. Để có thể quản lý được hàng ngàn nhân viên cấp dưới, kỹ năng lãnh đạo và quản lý là điều không thể thiếu của một RSM. Họ sẽ là người trực tiếp theo dõi, giám sát mọi hoạt động của các bộ phận, kịp thời đưa ra định hướng và cách xử lý vấn đề cho nhân viên.
Người sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt thường được nhân viên cấp dưới tôn trọng và kính nể. Điều này góp phần tạo nên tinh thần đoàn kết trong nội bộ nhân viên, giúp tổ chức phát triển vững mạnh.
Niềm đam mê và yêu nghề
Niềm đam mê với nghề là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định việc bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty hay không. Đây là vị trí phải chịu nhiều áp lực và dễ bị đào thải nên hơn tất cả, bạn phải có niềm đam mê, quyết tâm với nghề. Đó cũng là động lực để bạn tiếp tục cố gắng và phấn đấu hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình.
Kỹ năng xử lý vấn đề
RSM là người lãnh đạo, quản lý công việc của một đội ngũ nhân viên lớn. Do đó, bạn cần phải có kỹ năng trình bày, truyền tải vấn đề một cách chính xác và dễ hiểu. Đồng thời, một giám đốc kinh doanh vùng cũng cần phải trang bị kỹ năng xử lý các vấn đề, tình huống phát sinh một cách nhanh nhạy và thông minh nhất. Đây được coi là một kỹ năng vô cùng quan trọng, đem đến sự hài lòng cho đội ngũ nhân sự, khách hàng và các đối tác có liên quan.
Kỹ năng khác
Ngoài những kỹ năng nói trên, một giám đốc kinh doanh vùng cũng cần trang bị thêm các kỹ năng cần thiết khác như: Kỹ năng bán hàng, kỹ năng tuyển dụng nhân sự, kỹ năng quan hệ với khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những yếu tố hỗ trợ RSM hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Mức lương của RSM hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương của vị trí RSM hiện nay tương đối cao và nằm trong top những ngành nghề có thu nhập tốt nhất hiện nay. Tùy vào quy mô doanh nghiệp mà mức lương của các RSM sẽ có sự chênh lệch khác nhau.
Thông thường, mức lương của người mới bắt đầu sẽ dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Còn với những RSM có nhiều kinh nghiệm trong nghề, mức lương mà họ nhận được có thể dao động từ 20 – 50 triệu đồng/tháng. Con số này có thể cao hơn nếu doanh số công ty vượt ngưỡng đã đề ra.
Để nắm rõ hơn về mức lương của một giám đốc kinh doanh vùng hiện nay là bao nhiêu, bạn có thể truy cập ngay vào công cụ tính lương của VietnamWorks. Đây là tiện ích mới nhất mà chúng tôi vừa cập nhật, giúp người dùng có thể tra cứu mức lương theo từng ngành nghề một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Qua bài viết ngày hôm nay, chắc hẳn các bạn đã nắm được RSM là gì, công việc của RSM và các kỹ năng cần có để trở thành một giám đốc kinh doanh vùng. VietnamWorks HR Insider hy vọng bạn đã tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích và sớm thành công trong vai trò là một RSM.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.