adsads
Lượt Xem 61

Reverse Mentorship: Từ người hướng dẫn thành học trò và ngược lại

Khác với môi trường làm việc truyền thống, khi chúng ta thường hình dung người Mentor là những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực của họ. Tuy nhiên, Reverse Mentorship xuất hiện như một làn gió mới, lật ngược lại vai trò thông thường – khi các nhân viên trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z, với khả năng thích nghi nhanh chóng và hiểu biết sâu sắc về các công nghệ mới, lại trở thành người hướng dẫn cho các sếp lớn.

Không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức, Reverse Mentorship còn tạo ra một cơ hội giao thoa giữa các thế hệ. Chẳng hạn như một bạn sinh viên mới ra trường có thể hướng dẫn những người cấp trên, đồng nghiệp về một cải tiến công nghệ nào đó mới. Xu hướng này thực tế mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực, vì các nhà lãnh đạo không chỉ học hỏi về những công nghệ mới, mà còn tiếp nhận những cách suy nghĩ, tiếp cận vấn đề và giải quyết công việc theo hướng sáng tạo hơn từ thế hệ trẻ. 

Ngược lại, những người nhân viên trẻ thì có cơ hội rèn luyện khả năng lãnh đạo và kỹ năng truyền đạt thông qua việc hướng dẫn cấp trên. Reverse Mentorship tạo ra một vòng tuần hoàn kiến thức, mang lại lợi ích hai chiều, nơi cả hai bên đều đóng vai trò vừa là thầy, vừa là trò.

Tham khảo thêm các ngành sáng tạo như Producer là gì, nơi sự tự do và sáng tạo không bị hạn chế. Hoặc ngành khác như Ngoại thương là gì hoặc Kế toán ngân hàng để phát triển một cách toàn diện và bền vững.

Những điều sếp có thể học ở nhân viên: Từ các xu hướng đến công nghệ mới

Nắm bắt xu hướng và “trending” nhanh chóng

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất khi các sếp học từ nhân viên trẻ là khả năng nắm bắt xu hướng nhanh nhạy. Từ những trend trên mạng xã hội cho đến những xu hướng thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, các nhà lãnh đạo có thể nhận được nhiều cái nhìn mới mẻ và khác lạ hơn từ góc nhìn của thế hệ trẻ. 

Ví dụ như các nhân viên trẻ có thể giúp sếp trong việc hiểu rõ về cách thức vận hành của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram, hay các chiến lược sử dụng influencer marketing, hoặc đơn giản hơn là những cụm từ lóng, những trò đùa mạng, v.v. Đây sẽ là những kiến thức mà các nhà lãnh đạo có thể tận dụng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Khai thác insight từ thế hệ trẻ

Nhân viên trẻ không chỉ giỏi công nghệ, mà họ còn là những người đại diện cho thế hệ khách hàng với nhiều thói quen và hành vi mới. Chính vì vậy mà họ có thể mang đến những insight độc đáo về nhu cầu, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của thế hệ trẻ – nhóm khách hàng tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến. Những kiến thức này có thể giúp ích cho các sếp xây dựng những chiến lược sản phẩm, dịch vụ và truyền thông phù hợp hơn với thị trường hiện tại.

Ứng dụng công nghệ hiện đại: AI, Automation và các công cụ số

Một trong những kỹ năng đáng giá mà sếp có thể học từ nhân viên trẻ là cách áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa (automation), và các công cụ kỹ thuật số vào quy trình làm việc. Thay vì quản lý thủ công hoặc nhập liệu như trước kia, nhiều nhân viên trẻ đề xuất các sếp áp dụng những phần mềm quản lý dự án như Trello, Asana hay các công cụ phân tích dữ liệu nâng cao có thể giúp sếp tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng năng suất và đưa ra quyết định chính xác hơn. 

Quá trình học hỏi và thay đổi không phải lúc nào cũng diễn ra nhanh chóng. Có thể sếp sẽ cần thời gian để hiểu hết các công nghệ mới, và nhân viên trẻ cũng cần thời gian để thích nghi với việc truyền đạt kiến thức. Kiên nhẫn và thông cảm là chìa khóa để tránh căng thẳng và sự tiêu cực.

Xem thêm những việc làm bảo vệ môi trường có thể giúp nhân viên giữ được sự cân bằng và trách nhiệm xã hội

Reverse Mentorship không chỉ là một mô hình học hỏi lẫn nhau giữa các thế hệ, mà còn là bước tiến giúp tổ chức thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và số hóa. Khi các nhà lãnh đạo cởi mở đón nhận kiến thức từ nhân viên trẻ, và ngược lại, thế hệ trẻ học hỏi từ kinh nghiệm quản lý, cả hai bên đều sẽ gặt hái được những giá trị quý báu. Chỉ khi đó, Reverse Mentorship mới thực sự phát huy tối đa giá trị của nó!

Xem thêm: Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers