Hiện nay, retail là một lĩnh vực kinh doanh phổ biến trong thị trường hàng hóa. Dù thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ retail là gì và có những loại hình retail nào. Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng HR Insider tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Retail là gì?
Retail hay còn gọi là bán lẻ, nó là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi cung ứng, nơi mà sản phẩm được chuyển từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối đến người tiêu dùng.
Vai trò của retail là gì?
Retail đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể:
- Bán lẻ là cầu nối giữa những người tạo ra sản phẩm và những người sử dụng sản phẩm.
- Ngành bán lẻ tạo ra một lượng lớn việc làm, từ nhân viên bán hàng đến quản lý cửa hàng.
- Hoạt động bán lẻ đóng góp vào tăng trưởng GDP và thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Retail có thể cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Tìm hiểu nhanh cách quy đổi lương net sang gross để tính toán chính xác mức lương bạn mong muốn.
Các loại hình retail phổ biến
Sau khi nắm rõ khái niệm retail là gì, ta tiếp tục tìm hiểu các loại hình retail. Retail được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:
Tiêu chí dịch vụ đi kèm
Khách hàng ngày nay không chỉ quan tâm đến sản phẩm mà còn rất chú trọng đến trải nghiệm mua sắm. Dựa trên mức độ dịch vụ đi kèm, chúng ta có thể chia Retail thành 3 loại hình chính:
- Cửa hàng tự phục vụ: Đây là hình thức bán lẻ phổ biến nhất, đại diện bởi các siêu thị như Co.opmart, VinMart, Circle K,… Tại đây, khách hàng được tự do lựa chọn sản phẩm và thanh toán tại quầy.
- Cửa hàng dịch vụ hỗ trợ: Các cửa hàng bán điện máy, điện thoại thường thuộc loại hình này. Nhân viên bán hàng sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm.
- Cửa hàng dịch vụ cao cấp: Dành cho những khách hàng có nhu cầu cao về dịch vụ, thường thấy ở các cửa hàng thời trang cao cấp, showroom ô tô hạng sang.
Tiêu chí dòng sản phẩm
Lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp là chiến lược then chốt cho sự thành công của nhà bán lẻ. Phân loại theo tiêu chí này bao gồm:
- Cửa hàng chuyên dụng: Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể như cửa hàng dụng cụ thể thao, cửa hàng dược phẩm, cửa hàng nội thất,…
- Cửa hàng tạp hóa/bách hóa: Bán đa dạng mặt hàng, từ nhu yếu phẩm đến vệ sinh nhà cửa, như Bách Hóa Xanh, Vinmart+,…
- Siêu thị: Đây là cửa hàng có diện tích lớn với hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu từ mua sắm đến làm đẹp, như chuỗi siêu thị Emart, Lotte Mart,…
- Cửa hàng tiện lợi: Bán hàng hóa kèm thức ăn chế biến tại chỗ như Circle K, Ministop,…
- Cửa hàng Superstore: Kết hợp giữa siêu thị và cửa hàng khuyến mãi, bán hàng hóa giảm giá chuyên biệt.
Tiêu chí giá cả
Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc phân loại nhà bán lẻ, ảnh hưởng đến chiến lược marketing và mục tiêu khách hàng:
- Cửa hàng khuyến mãi: Loại hình này thường phổ biến ở nước ngoài, bán sản phẩm giảm giá hoặc khuyến mãi, yêu cầu mua với số lượng lớn.
- Cửa hàng cao cấp: Đây là loại hình nhắm vào khách hàng sẵn sàng chi trả cao cho sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt, lấy ví dụ như showroom ô tô Mercedes,…; cửa hàng quần áo thời trang Chanel, LV,…
Tiêu chí quyền sở hữu
Dựa trên đối tượng sở hữu cửa hàng, có thể chia thành các nhóm:
- Cửa hàng tư nhân, cá thể độc lập: Quy mô nhỏ, dễ tìm thấy ở Việt Nam, như cửa hàng tạp hóa tư nhân, tiểu thương buôn bán tại chợ.
- Chuỗi cửa hàng doanh nghiệp bán lẻ: Được vận hành bởi tổ chức pháp nhân, với quy mô và mạng lưới lớn như chuỗi cửa hàng dịch vụ viễn thông Mobifone, Điện Máy Xanh,…
- Nhượng quyền thương mại: Cá nhân hoặc tổ chức mua quyền kinh doanh từ thương hiệu có sẵn như cà phê Highlands, The Coffee House,…
- Đại lý: Trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, nhận thù lao từ nhà sản xuất như đại lý vé máy bay Vietnam Airlines, đại lý xe gắn máy Honda,…
- Tiếp thị trên mạng: Sử dụng website và mạng xã hội để bán hàng, mô hình này đang phát triển mạnh trên toàn thế giới.
Tiêu chí phương thức tương tác
Với công nghệ phát triển như hiện nay, loại hình retail đang phát triển mạnh mẽ toàn cầu.
- Cửa hàng Offline (100%): Sử dụng địa điểm bán hàng thực tế, tư vấn trực tiếp, hàng hóa giao ngay tại cửa hàng.
- Cửa hàng Online (100%): Bán hàng qua website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội mà không cần địa điểm thực tế.
- Cửa hàng kết hợp Online và Offline: Kết hợp cả hai phương thức, giúp tăng doanh thu bằng cách tiếp cận đa dạng khách hàng.
Tìm hiểu ngay Business là gì, vai trò và các loại hình kinh doanh phổ biến
Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành bán lẻ
Ngành bán lẻ chịu tác động mạnh mẽ từ nhiều yếu tố khác nhau, dưới đây là những yếu tố chính:
Công nghệ
- Thương mại điện tử: Sự phát triển của công nghệ đã thay đổi cách thức người tiêu dùng mua sắm, với ngày càng nhiều người chọn mua sắm trực tuyến.
- Thanh toán di động: Các phương thức thanh toán qua điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến, mang đến sự tiện lợi cho cả người mua và người bán.
- Trí tuệ nhân tạo: AI được sử dụng để cải thiện trải nghiệm khách hàng, từ việc cá nhân hóa đề xuất sản phẩm đến tối ưu hóa quản lý kho hàng.
Xem thêm vị trí Nhân viên bán hàng siêu thị là gì và cơ hội việc làm.
Hành vi của người tiêu dùng
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng luôn thay đổi, đặc biệt là trong thời đại số hóa. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như giá trị cao nhất từ số tiền họ bỏ ra.
Cạnh tranh
Cạnh tranh trong ngành bán lẻ luôn rất khốc liệt. Các nhà bán lẻ cần liên tục cải thiện dịch vụ, chất lượng sản phẩm và đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Chính sách của nhà nước
Chính sách của chính phủ về thuế, quy định về quyền lợi người tiêu dùng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm có thể tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ.
Xu hướng toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà bán lẻ, nhưng cũng đặt ra những thách thức về cạnh tranh quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu và sự khác biệt về văn hóa tiêu dùng.
Việc hiểu rõ retail là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành bán lẻ sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ định hướng chiến lược phát triển một cách hiệu quả hơn. HR Insider chúc bạn thành công trên con đường đưa doanh nghiệp trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thị trường.
Nếu bạn muốn kiếm việc làm trong lĩnh vực này, hãy tham khảo tuyển dụng Bà Rịa Vũng Tàu, tuyển dụng Bình Dương, tìm việc làm tại Đà Nẵng, tuyển dụng Đồng Nai và tìm việc làm tại TP HCM.
Xem thêm các bài viết có liên quan sau:
- Ngành bán lẻ: Hiểu ngành để tiến nhanh sự nghiệp
- Công việc cần làm và các cách quản lý kho bán lẻ hiệu quả
- Thuật ngữ Vendor là gì? Tầm quan trọng trong bán lẻ
- Dropshipping: Phương thức bán lẻ mà cửa hàng không cần lưu trữ hàng hóa
- Tận dụng xúc tiến bán hàng – Promote sale là gì?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.