adsads
Untitled design
Lượt Xem 10 K

Bạn luôn muốn đưa ra quyết định tốt nhất khi có quá nhiều sự lựa chọn. Thế nhưng đổi lại, bạn phải đối mặt với các cuộc đấu tranh tâm lý gay gắt, thậm chí hối hận khi lựa chọn của mình không phải tốt nhất. Nếu bạn không có kỹ năng ra quyết định khi đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn, bạn sợ cảm giác phải hối hận ám ảnh mình, hãy tham khảo bốn kỹ năng còn lại trong bài viết sau đây.

Trong cuộc sống ngày nay chúng ta phải đối diện với nhiều thử thách khác nhau. Một trong số đó chính là việc có quá nhiều sự lựa chọn. Đây là một thử thách có thể gây ra nhiều khó khăn nếu không có sự chuẩn bị.

 

Không có kỹ năng ra quyết định vì quá nhiều lựa chọn

Đây là câu chuyện trích dẫn từ quyển sách Bộ Óc Hữu Hiệu của nhà tâm lý học Daniel J. Levitin. Levitin mô tả một cuộc gặp gỡ với một sinh viên của ông tại hiệu sách của trường đại học. Lúc ấy, trông cô sinh viên khá phân vân.

Cô ấy than thở rằng “Cuộc sống ở Mỹ đôi khi thật kinh khủng”.

Levitin hỏi “So với thời Liên Xô chiếm đóng Rumani thì sao?!”

Cô ấy trả lời “Vâng. Ở Rumani, chỉ có ba loại bút. Khi khó khăn thì một cây bút cũng không có. Nhưng ở đây thì có đến 50 loại! Em mất một tiếng chỉ để đọc các nhãn bút”.

 

Hệ thống ra quyết định của não không sắp xếp ưu tiên

Bút lông hay bút mực? Bút nước hoặc bút có thể xóa? Bút bi thường hay bút bi lăn? Chúng ta nên lựa chọn như thế nào? Và tại sao chúng ta phải làm vậy? Quá nhiều các lựa chọn không chỉ làm chúng ta không thể ra quyết định nhanh được. Nguồn lực quý báu của chúng ta còn đang bị lãng phí trong những quyết định kém quan trọng. Thần kinh học có giải thích rằng hệ thống ra quyết định trong não của chúng ta không sắp xếp thứ tự ưu tiên. Điều này có nghĩa rằng do mỗi ngày chúng ta phải đối mặt với quá nhiều thông tin để lựa chọn, chúng ta không còn năng lượng để đưa ra các quyết định quan trọng.

Tác giả kiêm nhà tư vấn Dan Johnston, nhà sáng lập Giấc Mơ Toàn Cầu đồng quan điểm rằng “Tôi thấy rằng vấn đề không những là số lượng các quyết định, mà còn là thời gian chúng ta dành ra để suy nghĩ. Mỗi vấn đề làm cạn kiệt nguồn suy nghĩ có hạn của bạn, do vậy, ngay lúc bạn đưa ra quyết định mới, tự nhiên bạn lại cảm thấy do dự.”

 

Chúng ta ai cũng sợ phải hối hận

Đúng vậy. Việc chọn một hương vị kem đôi khi cũng là sự đấu tranh tâm lý gay gắt. Dù nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng điều này hoàn toàn xuất phát từ cảm giác sợ hãi. Sẽ thế nào nếu bạn không thích vị sôcôla? Sẽ thế nào nếu vị vani ngon, nhưng lại không ngon bằng vị bơ đậu phộng? Trường hợp xấu nhất, bạn sẽ lãng phí tiền khi chọn nhầm vị kem không ngon. Nhưng liệu đó có phải là một rủi ro tồi tệ? Nhìn lại mọi sự việc, thực sự không có nhiều thứ chúng ta cảm thấy hối hận.

Dưới đây là năm cách phân biệt giữa các quyết định lớn và nhỏ. Hãy để dành nỗi sợ phải hối hận vào những lúc cần thiết và rèn luyện cho mĩnh kỹ năng ra quyết định đưa ra các lựa chọn khả thi khôn ngoan nhất

 

1. “Hài lòng” là được

Một giải pháp đơn giản là “biết hài lòng”. Hãy thấy vậy là đủ với những gì làm bạn hài lòng. Chọn hộp bút mực thứ nhất, xem nhãn hiệu, nếu trông nó có vẻ đủ tốt, vậy mua thôi. Những người hạnh phúc là những người hài lòng với những gì họ có, chứ không phải nhiều hơn. Vì vậy, bạn có thể không có loại bút tốt nhất, nhưng bạn cảm thấy hài lòng, vậy là đủ rồi. Chúc mừng! Bạn đã tránh được một cuộc đấu tranh tâm lý để ra bước đầu rèn được kỹ năng ra quyết định.

 

2. Thu hẹp các sự lựa chọn

Mua sắm giày trực tuyến ư? Hãy sử dụng các bộ lọc, chọn sắp xếp theo khung giá cả, cỡ giày và kiểu dáng ưa thích. Như thế, bạn không phải kéo hết tận bảy mươi trang sản phẩm, và bạn cũng tìm thấy thứ mình cần một cách nhanh chóng mà không bị phân tâm. Ngay cả khi bạn mua nhiều hơn một mặt hàng, bạn nên sử dụng các bộ lọc và tập trung vào một món tại một thời điểm. Sẽ nhanh hơn (và dễ dàng hơn) nếu tách việc mua giày thể thao và giày bốt ra riêng.

 

3. Tham khảo ý kiến mọi người

Tham khảo với chuyên gia, chẳng hạn như nếu bạn đang gặp khó khăn khi chọn màu phòng, hãy hỏi người thiết kế nội thất. Tất nhiên, đừng quá phụ thuộc. Hãy tự mình nghiên cứu. Nhưng một khi bạn đã thu hẹp những lựa chọn rồi, bạn có thể thảo luận chúng với một người bạn tin cậy hoặc ai đó có kinh nghiệm trong lĩnh vực, sau đó thực hiện theo đề xuất của họ.

 

4. Thiết lập thời hạn

Johnston là người đề xướng việc thiết lập thời hạn. “Nếu bạn không vướng bận về thời gian, bạn cân nhắc từng lựa chọn khả thi. Đặt giới hạn cho bản thân thúc đẩy việc suy xét nhanh và quyết đoán”. Hãy tự tạo cho mình cach quản lý thời gian, chọn một thời hạn thích hợp để đưa ra quyết định cần thiết. Nếu chỉ là chọn thức uống, cần hai đến năm phút là đủ. Nếu bạn tìm mua nhà vào mùa hè thì hãy chốt quyết định vào tháng Tư.

 

5. Dùng quá khứ làm cẩm nang

Tác giả kiêm nhà tâm lý trị liệu Tiến sĩ Robi Ludwig khuyên rằng hãy xem lại các quyết định trước đây của bạn. “Khi chúng ta có nhiều lựa chọn, lo lắng và rối loạn bắt đầu gia tăng. Không ít lần khi bạn thấy bối rối về việc chọn hướng đi nào, điều nào đúng, điều nào sai. Vì vậy hãy tập trung vào những quyết định đã đưa ra trong quá khứ, và sử dụng nó như một cẩm nang để giúp bạn giải quyết vấn đề.”

Hãy ghi nhớ những điều trên, bạn sẽ được trang bị đầy đủ và tự tin để nắm vững những bí quyết cho kỹ năng ra quyết định. Chúc bạn may mắn!

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers