Khoa học gọi vấn đề vừa kể trên là “tính trì hoãn”. Tình trạng này khiến bạn luôn đợi đến lúc chậm trễ mới bắt đầu thực hiện công việc. Đâu là giải pháp giúp bạn tránh khỏi tình trạng này? Hãy tham khảo qua quy luật: 4 giây – 2 phút – 72 giờ và 21 ngày.
Quy luật 4 giây
Peter Bregman người sáng tạo ra quy luật 4 giây đã viết trong cuốn sách cùng tên của mình như sau: Trước khi đưa ra một quyết định cho hành động nào đó hãy hít một hơi thật sâu và chậm rãi trong vòng 4 giây.
Ví dụ: Bạn được sếp giao thời hạn 1 tuần để viết bản báo cáo kết quả chiến dịch quảng cáo. Một tuần là thời hạn đủ dài để bạn cảm thấy thông thả và bạn muốn xem một bộ phim trước khi bắt tay vào làm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hoàn thành bài báo cáo trước rồi mới xem bộ phim đó. Trước tình huống này, bạn hãy hít thở một hơi sâu khoảng 4 giây. Trong thời gian hít thở, bạn hãy cân nhắc các tình huống xảy ra nếu lựa chọn một trong hai cách làm trên. Đa số, sau khoảng thời gian trên các bạn sẽ bắt tay thực hiện báo cáo ngay lập tức.
Theo nghiên cứu, 4 giây là khoảng thời gian đủ để một người đưa ra một quyết định nhanh. Khi dừng lại hít thở, não bộ của bạn sẽ xem xét, cân đo các khả năng giúp bạn đưa ra quyết định. Nhờ vậy mà sau khi thực hiện quy luật, đa số chúng ta sẽ bắt đầu công việc ngay thay vì trì hoãn.
Quy luật 2 phút
Quy luật này nói rằng: Nếu có một công việc nào đó có thể hoàn thành nhanh trong vòng 2 phút. Hãy bắt tay thực hiện công việc đó ngay trước tiên.
Mỗi ngày, bạn có quá nhiều công việc phải hoàn thành và nó khiến bạn không biết nên bắt đầu từ đâu. Áp dụng quy tắc này, bạn hãy thực hiện những công việc nhỏ và ngắn trước. Dần dần khối công việc của bạn sẽ được giải quyết lần lượt cho đến khi kết thúc.
Một trường hợp khác, bạn chỉ có một vài công việc nhỏ phải hoàn thành trong ngày. Chẳng hạn như, gửi email khảo sát khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Việc này chỉ mất khoảng 2 phút để hoàn thành do vậy tâm lý của nhiều người là sẽ đi làm những việc khác, xem phim, giải trí,… Vô tình điều này dẫn đến trì hoãn và chậm trễ. Do vậy, hãy áp dụng quy tắc 2 phút, giải quyết nhanh công việc đó và dành thời gian sau đó làm những việc khác.
Quy luật 72 giờ
Bodo Schaefer – doanh nhân, diễn giả nổi tiếng của Đức đã sáng tạo ra quy luật này. Mục đích của ông là đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để dễ dàng hoàn thành nó. Ông viết về quy luật 72 giờ như sau: Hãy thực hiện ý tưởng của bạn trong vòng 3 ngày tức là 72 giờ ngay sau khi nghĩ ra nó.
Tác dụng của quy tắc này là chống lại sự trì hoãn khi có một kế hoạch quá dài. Nếu bạn thấy một cuốn sách dài 1000 trang, tâm lý chung là bạn sẽ thấy ngán, không muốn bắt đầu. Tuy nhiên, nếu cuốn sách đó được chia nhỏ ra thành 10 cuốn 100 trang. Bạn sẽ cảm thấy chúng dễ đọc hơn và hoàn thành mỗi ngày một cuốn dễ dàng.
Tương tự như vậy, hãy áp dụng nguyên tắc này để hoàn thành các mục tiêu dài hạn. Chia nhỏ mục tiêu ra và hoàn thành từng nấc một trong vòng 72 giờ.
Quy luật 21 ngày
Để đạt được một mục tiêu dài hạn nào đó, các bạn cần phải thực hiện chúng hằng ngày. Nếu không duy trì được thói quen làm việc mỗi ngày để hoàn thành mục tiêu. Các bạn rất dễ rơi vào tình trạng chán nản và từ bỏ.
Để tránh rơi vào tình trạng này hãy áp dụng quy luật 21 ngày. Theo đó, để hình thành một thói quen nào đó, bạn cần 21 ngày thực hiện liên tục. Sau khoảng thời gian đó, nó sẽ tự nhiên trở thành một phần trong cuộc sống của bạn.
Ví dụ, bạn muốn sử dụng thành thạo tiếng Anh. Tuy nhiên, việc học tập tiếng Anh khiến bạn cảm thấy bị ép buộc và chán nản. Hãy cố gắng dành thời gian mỗi ngày học 20 phút vào buổi sáng. Liên tục lặp lại quá trình ngày 21 ngày, bạn sẽ biến nó thành thói quen. Lâu dần, việc học tiếng Anh vào mỗi buổi sáng trở thành một điều tất yếu, tự nhiên đối với bạn.
>> Xem thêm: Lương 7 triệu đồng/tháng vẫn “tậu” xe mua nhà được, “học lỏm” ngay bí quyết chi tiêu của tỉ phú
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.