Vấn đề lương bổng khi làm việc luôn là nỗi bận tâm của rất nhiều người lao động. Mức lương đang được chi trả đã phù hợp với quy định chưa? Quy chế lương thưởng 2019 như thế nào? Công thức tính lương 2019 có thay đổi gì khác? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
1. Quy chế lương thưởng 2019 – Hình thức trả lương theo qiu định pháp luật
Theo Điều 94 trong Bộ luật lao động năm 2012 có quy định hình thức trả lương như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông bái cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.
- Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phsi liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.”
Như vậy, người lao động có quyền được lựa chọn hình thức và phương thức trả lương mà mình mong muốn. Đồng thời, mức lương được trả phải đúng với khoản thời gian nhất định.
2. Quy chế lương thưởng 2019 – Kỳ hạn trả lương cho người lao động theo luật định
Tại điều 95 trong Bộ luật lao động năm 2012 cũng quy định về Kỳ hạn trả lương cho người lao động:
“1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.”
Thông thường, để hạn chế những rắc rối không mong muốn trong việc trả lương, người lao động nên thỏa thuận kỳ hạn trả lương với người sử dụng lao động trên giấy tờ chứng thực cụ thể.
3. Quy chế lương thưởng 2019 – Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Ngoài các khoản lương cố định mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động ra, khi người lao động làm thêm giờ hoặc làm thêm vào ban đêm thì sẽ được trả thêm khoản lương tương ứng đúng với quy chế lương thưởng 2019.
Điều 97 trong Bộ luật lao động năm 2012 có quy định:
Những người làm việc thêm giờ sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc như sau:
- Làm việc vào ngày thưởng, ít nhất bằng 150%
- Làm việc vào ngày nghỉ mỗi tuần, ít nhất bằng 200%
- Làm việc vào ngày nghỉ lễ ngày nghỉ có hưởng lương sẽ được trả ít nhất bằng 300% chủa tính tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (dành cho người lao động hưởng lương ngày)
- Đối với người lao động làm thêm vào ban đêm, ngoài được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đươn giá của ngày làm bình thường
- Đối với người lao động làm thêm giờ vào ban đêm, ngoài việc trả lương theo đúng quy đinh ở trên. Người lao động còn được được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc lương làm vào ban ngày.
4. Công thức tính lương 2019
Cách tính tiền lương theo thời gian
- Lương tháng = [(Lương căn bản + các khoản phụ cấp) / Số ngày đi làm đúng quy định)] * Số ngày làm việc thực tế
Trong đó: số ngày đi làm đúng quy định = Số ngày trong tháng – ngày nghỉ làm
- Lương tháng = [(Lương + Các khoản phụ cấp)]/26] * Số ngày làm việc thực tế
Trong đó: 26 là số ngày được chọn làm ngày công tiêu chuẩn tùy vào mỗi doanh nghiệp.
Cách tính tiền lương theo sản phẩm
Tiền lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * số lượng sản phẩm hoàn thành
Ngoài những cách tính lương này ra, còn có cách tính lương khoán và một số cách tính có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp.
Như vậy, với những thông tin về quy chế lương thưởng 2019 và công thức tính lương 2019 đã được cung cấp trong bài viết, mong rằng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về mức lương mà minh đang được nhận. Chúc bạn sớm tìm được công việc có mức lương như mong muốn.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.