adsads
Lượt Xem 325

Xu hướng Quiet Vacationing – Kỳ nghỉ yên tĩnh

Quiet Vacationing (Tạm dịch: Kỳ nghỉ yên tĩnh) có nghĩa chỉ việc giả vờ làm việc trong khi nghỉ phép và không báo cáo với cấp trên hoặc đồng nghiệp. Một cuộc khảo sát mới của Harris Poll về những “giải pháp tạm thời khi không có mặt tại văn phòng” đã thu hút nhiều sự chú ý. 

Theo cuộc khảo sát với 1170 người đi làm, 38% người khảo sát cho biết họ đã di chuyển chuột để đồng nghiệp có cảm giác như họ đang làm việc và 37% cho biết họ đã nghỉ phép mà không báo với chủ lao động. Để tạo ấn tượng về việc làm việc nhiều giờ, những người tham gia khảo sát còn chia sẻ họ lên lịch gửi email ngoài giờ làm việc hành chính.

Để tránh sử dụng đến ngày nghỉ phép, những nhân viên này xin phép làm việc tại nhà nhưng thực tế họ lại nghỉ ngơi, mà vẫn khiến cho sếp và đồng nghiệp tin rằng họ đang chăm chỉ làm việc tại nhà. Tawny Lott Rodriguez, Giám đốc nhân sự tại Trường Rowland Hall, cho biết: “Nhân viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như lên lịch gửi email trước, hoặc cài đặt chế độ trả lời tin nhắn tự động để tạo ra ảo giác rằng họ đang làm việc trong khi thực tế là họ đang đi nghỉ”.

Mặt lợi và hại của Quiet Vacationing

Đối với khía cạnh của người đi làm, Quiet Vacationing giúp nhân viên có thể nghỉ ngơi mà không tốn vào ngày nghỉ phép. Đồng thời giúp họ cân bằng lại công việc và cuộc sống cá nhân, từ đó có thể giảm căng thẳng, kiệt sức, cải thiện sức khoẻ tinh thần và tăng năng suất khi trở lại làm việc.

Song, Quiet Vacationing cũng có một số nhược điểm và đặt ra những vấn đề về khía cạnh đạo đức của người nhân viên. Họ có thể bỏ lỡ liên lạc từ đồng nghiệp hoặc cấp trên trong những trường hợp có nhiệm vụ khẩn cấp, hoặc bị chất chồng công việc đến ngày trở lại làm việc bình thường. Tệ hơn là nếu kỳ nghỉ yên tĩnh này của họ bị phát hiện bởi sếp và đồng nghiệp, họ có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả như khiển trách, trừ lương hoặc thậm chí là thôi việc.

Cac sếp nghĩ gì khi nhân viên áp dụng kỳ nghỉ yên tĩnh?

Theo quan điểm của Tawny Lott Rodriguez, mặc dù cô hiểu những mong muốn được nghỉ ngơi thực sự của nhân viên, nhưng Quiet Vacationg có thể làm gián đoạn quy trình làm việc của đội nhóm và khiến cho các đồng nghiệp phải gánh việc thay người nghỉ. 

Quiet Vacationing được nhiều nhà lãnh đạo đánh giá là hành động không trung thực và minh bạch. Mặc dù không phải doanh nghiệp nào cũng gay gắt với Quiet Vacationing, nhưng đa số các doanh nghiệp đều không có cái nhìn tích cực về hành động này. Đối với họ, phương pháp này có thể mang lại một số lợi ích ngắn hạn giúp cho người nhân viên được nghỉ ngơi vào thời điểm đó, nhưng thực tế thì người nhân viên đó vẫn phải để tâm đến những liên hệ, thông báo từ công ty mà không nạp lại năng lượng được hoàn toàn. 

Do đó, các nhà lãnh đạo cũng khuyến khích nhân viên luôn ưu tiên sự giao tiếp cởi mở và sử dụng chính sách nghỉ phép hiện có của công ty. Ngoài ra, để đảm bảo tính trung thực và minh bạch, nhân viên nên thương lượng với cấp trên của mình về lịch làm việc linh hoạt để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

Họ cũng có lời khuyên đến những người đi làm không thể chia sẻ thẳng thắn với sếp hoặc đang làm việc cho một doanh nghiệp có văn hoá gắt gao, người đó vẫn có thể áp dụng Quiet Vacationing. Tuy nhiên, người nhân viên không nên áp dụng phương pháp này như một phương pháp bền vững kéo dài mà hãy cân nhắc trong một số tình huống nhất định và ưu tiên sức khoẻ của bản thân. 

Lời kết

Nhìn vào tổng quan của vấn đề, nếu nhân viên nào cũng vì áp lực mà áp dụng Quiet Vacationing, thực sự sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và công việc. Do đó, các doanh nghiệp có chính sách gắt gao trong việc này là một điều khá dễ hiểu. Song, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến những lý do tại sao nhân viên cần Quiet Vacationing để kịp thời điều chỉnh các chính sách, giúp nhân viên có thể làm việc thoải mái và năng suất hơn ngay tại công ty. 

Bên cạnh đó, người nhân viên cũng cần cân nhắc đến những mặt hại và hậu quả bản thân có thể gây ra, nếu áp dụng Quiet Vacationing quá thường xuyên hoặc không đúng cách. Việc nghỉ ngơi để hồi sức không phải điều xấu, nhưng người đi làm cần đảm bảo tính minh bạch trong những tình huống nhất định để không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hãy trò chuyện với sếp để tìm ra hướng đi phù hợp hơn, hoặc dùng ngày nghỉ phép theo chính sách hiện hành của công ty bạn nhé!

Xem thêm: “Tôi nghỉ việc, tất cả mạng xã hội đều biết”: Trào lưu công khai nghỉ việc trên mạng, liệu có tốt? 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Cùng một vị trí, sẽ thế nào khi biết nhân viên mới vào lương cao hơn mình?

Thử tưởng tượng xem, một nhân viên mới vào làm cùng vị trí giống bạn nhưng lương lại cao hơn, bạn sẽ cảm thấy thế...

Phong cách lãnh đạo của sếp nữ và sếp nam có gì khác biệt?

Bạn thích làm việc với Sếp nữ hay Sếp nam hơn? Mỗi vị Sếp có một phong cách lãnh đạo riêng và sự khác biệt...

Muốn không bị thay thế, hãy sẵn sàng thành thạo bộ kỹ năng này trước năm 30 tuổi

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự và trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, người đi làm...

Gặp đồng nghiệp sở hở là đòi nghỉ việc và cái kết gắn bó gần 10 năm

Trong môi trường làm việc nơi chúng ta dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình, chắc hẳn ai cũng đã từng ít nhất...

Khi "hơn thua" tiêu cực gắn mác "cạnh tranh lành mạnh" chốn công sở

Cạnh tranh trong công việc là một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu suất. Tuy nhiên,...

Bài Viết Liên Quan

Cùng một vị trí, sẽ thế nào khi biết nhân viên mới vào lương cao hơn mình?

Thử tưởng tượng xem, một nhân viên mới vào làm cùng vị trí giống bạn...

Phong cách lãnh đạo của sếp nữ và sếp nam có gì khác biệt?

Bạn thích làm việc với Sếp nữ hay Sếp nam hơn? Mỗi vị Sếp có...

Muốn không bị thay thế, hãy sẵn sàng thành thạo bộ kỹ năng này trước năm 30 tuổi

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự và trí...

Gặp đồng nghiệp sở hở là đòi nghỉ việc và cái kết gắn bó gần 10 năm

Trong môi trường làm việc nơi chúng ta dành phần lớn thời gian của cuộc...

Khi "hơn thua" tiêu cực gắn mác "cạnh tranh lành mạnh" chốn công sở

Cạnh tranh trong công việc là một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers