1. ‘Quiet Thriving’ là gì?
Quite Thriving – Sự phát triển thầm lặng xảy ra khi nhân viên chủ động thực hiện những thay đổi trong cuộc sống công việc để họ cảm thấy hạnh phúc và gắn bó hơn với công việc của mình.
Sự phát triển thầm lặng này khiến nhân viên tích cực tìm ra các cách hoặc biện pháp để gắn kết và đầu tư nhiều hơn vào công việc của họ. Điều này sẽ có ích cho những nhà quản lý vì những người phát triển thầm lặng thường thể hiện sự ổn định và kiên nhẫn trong công việc của họ. Từ đó giúp gia tăng sự trung thành và cống hiến cho sự phát triển lâu dài của tổ chức.
2. Sự đối lập giữa hai khái niệm ‘Quiet Thriving’ vs ‘Quiet Quitting’.
Nếu Quiet Thriving (Sự phát triển thầm lặng) ám chỉ những nhân viên tiếp tục phát triển, cống hiến cho công việc một cách tích cực mà không cần phải thu hút nhiều sự chú ý thì “quiet thriving” về cơ bản là ngược lại. Quiet Quitting (Sự nghỉ việc thầm lặng) diễn ra khi nhân viên bắt đầu mất hứng thú hoặc đam mê với công việc, nhưng họ không thông báo rõ ràng về quyết định này. Thay vì nói lên ý kiến hoặc tìm kiếm sự thay đổi, họ có thể rút lui dần dần và giảm động lực làm việc.
3. Liệu ‘Quiet Thriving’ có phải là giải pháp?
‘Sự phát triển thầm lặng’ là cụm từ do nhà tâm lý học Lesley Alderman đặt ra trong một bài báo cho tờ The Washington Post, mô tả những nhân viên tự mình thực hiện những thay đổi trong công việc hằng ngày nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong trạng thái tinh thần của họ, giúp bản thân cảm thấy gắn kết và thỏa mãn hơn từ công việc.
Quyết định đằng sau việc tự thực hiện những thay đổi này đến từ việc rút lui thầm lặng hoặc tình trạng không hài lòng có thể trở thành một vòng luẩn quẩn. Những yếu tố công việc như căng thẳng, áp lực có thể khiến một người có xu hướng thể hiện những hành vi tiêu cực và sức khỏe tâm lí của họ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu như việc đó xảy ra trong một thời kỳ kéo dài mà không được giải quyết sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức vì công việc.
Thay vì thực hiện những thay đổi lớn đột ngột mà có thể làm cho bản thân cảm thấy khó khăn và khó duy trì, sự phát triển thầm lặng giúp nhân viên đó thực hiện các điều chỉnh nhỏ nhằm tăng cường năng suất và cải thiện công việc một cách hiệu quả hơn. Những thay đổi nhỏ ấy có thể là việc dành thêm thời gian nghỉ ngơi cho bản thân, hoặc xây dựng mối quan hệ bạn bè với đồng nghiệp, tự thưởng cho những nỗ lực của bản thân. Điều này giúp giữ chân những nhân viên tài năng và tạo được một môi trường làm việc tích cực trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Năm của “Thiên nga đen” và những tác động không thể lường trước
4. Phải làm gì để đưa ‘Quiet Thriving’ vào nơi làm việc?
Lắng nghe nguyện vọng của nhân viên
Lắng nghe nguyện vọng của nhân viên là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy Quiet Thriving nơi làm việc. Bằng cách lắng nghe, nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và mục tiêu cá nhân của nhân viên. Điều này giúp xác định những yếu tố mà nhân viên cần để phát triển thầm lặng. Khi nhân viên thấy rằng họ được lắng nghe, họ có xu hướng tăng cường cam kết và tích cực hóa trong công việc của mình. Điều này có thể tạo ra sự hứng thú và động lực để phát triển trong doanh nghiệp.
Trao quyền để nhân viên tự xây dựng công việc của mình
Việc trao quyền giúp nhân viên phát triển năng lực tự quản lý công việc và thời gian làm việc của họ. Khi nhân viên có quyền tự xây dựng công việc, họ trở nên tự chủ và chịu trách nhiệm hơn về quá trình làm việc. Điều này thúc đẩy tinh thần tự giác và trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó, khi các nhà quản lý trao quyền để nhân viên tự xây dựng công việc của mình, nhân viên sẽ cảm thấy họ có vai trò quan trọng trong tổ chức, từ đó tăng cường sự phát triển thầm lặng trong nơi làm việc.
Đào tạo giúp nhân viên phát triển kỹ năng
Đào tạo giúp nhân viên phát triển và cập nhật kỹ năng chuyên môn, giúp họ làm việc hiệu quả và đạt được kết quả tốt hơn trong công việc hàng ngày. Khi nhân viên phát triển được kỹ năng, họ thường cảm thấy tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ và đối mặt với thách thức. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển thầm lặng bằng cách khuyến khích sự tự chủ và sáng tạo cho nhân viên.
Cho phép sự linh hoạt trong công việc
Cho phép sự linh hoạt trong công việc là một trong những cách hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển thầm lặng trong môi trường làm việc. Sự linh hoạt cho phép nhân viên tự chủ hơn trong việc tự quản lý công việc của mình. Họ có thể tự xác định cách làm việc hiệu quả nhất cho bản thân mình, giúp họ phát triển kỹ năng tự quản lý và tự lãnh đạo. Bên cạnh đó, môi trường làm việc linh hoạt khuyến khích sự sáng tạo và tìm kiếm cách tiếp cận mới. Nhân viên có thể thử nghiệm và phát triển ý tưởng mới mà không gặp rào cản, tăng cường khả năng sáng tạo và tìm kiếm giải pháp.
Xây dựng văn hóa cởi mở, tôn trọng và hòa nhập
Văn hóa cởi mở, tôn trọng và hòa nhập tạo ra một nơi mọi người thoải mái chia sẻ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc mà không sợ bị phê phán. Ngoài ra, sự hòa nhập và tôn trọng từ môi trường việc làm còn giúp tạo điều kiện để nhân viên cảm thấy được hỗ trợ từ cộng đồng công việc. Trong một môi trường như vậy, nhân viên có thể dễ dàng hỏi ý kiến, chia sẻ vấn đề, và nhận sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và lãnh đạo. Điều này giúp nhân viên tỏ ra chủ động hơn trong việc thể hiện ý kiến và đóng góp, từ đó tạo ra điều kiện để phát triển thầm lặng một cách tự nhiên.
Công nhận và đánh giá cao năng lực của nhân viên
Nhận được sự công nhận và đánh giá cao giúp nhân viên cảm thấy giá trị và quan trọng trong công việc của mình. Bằng việc công nhân và đánh giá nỗ lực của nhân viên, nhà quản lý giúp tăng động lực và cam kết, làm cho họ muốn đóng góp và phát triển thêm. Đặc biệt hơn, sự công nhận và đánh giá không chỉ là về kết quả công việc mà còn liên quan đến quá trình học hỏi và phát triển cá nhân. Khi nhân viên biết rằng nỗ lực và học hỏi của họ được đánh giá, họ sẽ tìm kiếm cơ hội để phát triển và nâng cao kỹ năng của mình.
Sự phát triển thầm lặng mang lại lợi ích cho cả nhân viên và tổ chức, vì nó có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người có thể phát triển mà không gặp áp lực quá mức về sự xuất sắc cá nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp và các nhà quản lý cần nhận ra giá trị của những người nhân viên đang có sự phát triển thầm lặng và đảm bảo rằng họ nhận được sự công nhận và đánh giá phù hợp. Sự đánh giá và trao thưởng cho sự phát triển thầm lặng của nhân viên có thể giúp tối ưu hóa những lợi ích của hiện tượng này đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Xem thêm: 11 ví dụ về chiến lược nhân sự thành công mà HR cần xem xét cho năm 2024
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.