adsads
Lượt Xem 11

Quiet Firing là gì?

Quiet là im lặng, Firing là sa thải. Theo đó, Quiet Firing là hình thức sa thải trong im lặng. Hiểu nôm na là hành động “đuổi khéo” nhân viên một cách âm thầm bằng việc tạo khó khăn, áp lực khiến nhân viên dần cảm thấy không chịu đựng được đành phải tự nộp đơn xin nghỉ việc.

Quiet Firing là kiểu gây hấn thụ động thay vì chủ động quyết định cho nhân viên nghỉ việc. Cấp trên không sa thải trực tiếp nhân viên mà dần cô lập nhân viên ấy khỏi tập thể, khắt khe chỉ trích dù chỉ phạm một lỗi sai nhỏ. Bên cạnh đó, cấp trên cũng không giao việc hoặc giao khối lượng việc quá lớn, đồng thời không hỗ trợ và không hướng dẫn nhân viên hoàn thành công việc…

Tại sao cấp trên chọn cách Quiet Firing?

Sau đây, VietnamWorks sẽ phân tích giúp bạn những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hình thức Quiet Firing:

– Tiết kiệm ngân sách, thời gian: 

Công ty không muốn chi thêm ngân sách cho vấn đề đền bù hợp đồng hay trả tiền trợ cấp thôi việc… Bên cạnh đó, cấp trên cũng không muốn tốn thời gian cho những thủ tục pháp lý rườm rà.

– Tránh mâu thuẫn: 

Chủ động sa thải nhân viên dễ gây hiềm khích và tạo làn sóng ngầm chỉ trích công ty từ cấp dưới. Do đó, buộc nhân viên chủ động thôi việc vừa tránh được mâu thuẫn vừa duy trì hòa khí trong môi trường làm việc.

– Không vướng rủi ro pháp lý: 

Sa thải nhân viên nếu không phù hợp quy định dễ gây ra tranh chấp và kiện tụng. Vì vậy, nhiều công ty không muốn vướng vào rủi ro pháp lý nên chọn hình thức sa thải thụ động để nhân viên tự nghỉ việc.

– Mâu thuẫn cá nhân: 

Dù làm tốt công việc nhưng nếu chẳng may bị cấp trên “ghét” thì bạn sẽ bị “đì”. Lúc này, mâu thuẫn cá nhân là nguyên nhân chính khiến bạn bị sa thải trong âm thầm.

6 dấu hiệu bạn đang bị Quiet Firing

Sếp giao việc quá ít hoặc quá nhiều

Đừng vội mừng khi được nhàn rỗi vì Sếp giao việc quá ít cho mình bạn nhé! Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang dần bị Quiet Firing đấy. Khi chỉ nhàn rỗi làm vài việc vặt nhàm chán trong thời gian dài, bạn sẽ dần cảm thấy chán việc và muốn nhảy việc để tìm môi trường mới thú vị hơn.

Ngược lại, nếu Sếp giao khối lượng công việc khổng lồ với tính chất khó nhằn so với bạn thì cũng rất có thể bạn đang bị sa thải âm thầm. Tình trạng burn out khi phải đối mặt với áp lực công việc quá lớn sẽ khiến bạn muốn “giải thoát” bằng cách nghỉ việc.

Sếp không chỉ trích, không khen ngợi, không góp ý

Chẳng ai muốn lãng phí thời gian và tâm trí cho một nhân viên sắp phải rời khỏi công ty cả. Nói dễ hiểu hơn là bạn cảm thấy Sếp đang “lơ” mình. 

Khi bạn làm tốt không được khen ngợi, làm sai cũng không bị chỉ trích. Sếp không đưa ra bất kỳ phản hồi góp ý nào giúp bạn tiến bộ hơn trong công việc. Thậm chí, Sếp luôn lơ bạn và gác lại mọi chuyện liên quan đến bạn sang một bên.

Sếp khó tính, khắt khe hơn

Đôi khi bạn chỉ phạm phải một lỗi chính tả nhỏ cũng bị Sếp lớn tiếng chỉ trích trước mặt mọi người. Sếp khó tính vì muốn nâng cao chất lượng công việc là điều dễ hiểu. Nhưng nếu trong tập thể, Sếp chỉ đột nhiên khó tính và khắt khe hơn với chỉ mỗi mình bạn thì nên xem xét lại. 

Bạn cảm thấy bị cô lập giữa tập thể

Không lớn tiếng chỉ trích nhưng lại âm thầm khiến bạn bị cô lập giữa công ty cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của Quiet Firing. Chẳng hạn như cả phòng đi ăn trưa nhưng không mời bạn đi chung. Hoặc cả nhóm được giao làm chung nhiệm vụ nhưng bạn không cần phải tham gia… 

Bạn không được tham gia dự án mới

Công ty chỉ chú trọng phát triển kỹ năng, kiến thức và tạo cơ hội phát huy năng lực cho những nhân viên họ muốn giữ lại. Nếu bạn chỉ được giao những công việc nhàm chán và không được tham gia các dự án mới thì rất có thể công ty đang ngầm khiến bạn phải rời đi.

Cơ hội tăng lương, thăng tiến mãi “giậm chân tại chỗ”

Bạn không được tăng lương hoặc tăng lương rất ít dù thời gian gắn bó làm việc lâu năm. Không chỉ vậy, chế độ phúc lợi và chính sách khen thưởng cũng giảm nhiều so với lúc trước. Cơ hội thăng tiến hầu như không có trong khi đồng nghiệp vẫn được tăng lương, thăng tiến đều đều… 

Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, hãy sớm chuẩn bị tinh thần rời đi để tìm môi trường mới phát triển bản thân hơn bạn nhé.

Nếu bị Quiet Firing, bạn nên làm gì?

Khi nhận thấy bản thân đang bị Quiet Firing, bạn nên làm những điều sau trước khi nộp đơn xin nghỉ việc:

Trực tiếp nói chuyện với Sếp để xác nhận phỏng đoán

Bạn nên trực tiếp nói chuyện với Sếp để xác nhận phỏng đoán của mình. Đừng hỏi thẳng “Sếp đang muốn em nghỉ việc đúng không ạ?”! Thay vào đó hãy khéo léo hỏi Sếp rằng: “Em nhận thấy thời gian qua bản thân làm việc không đạt hiệu suất như mong đợi. Sếp có thể cho em lời khuyên và góp ý giúp em cải thiện hiệu suất làm việc hơn không ạ?”. 

Nếu Sếp nhiệt tình đưa ra những góp ý mang tính xây dựng để bạn tiến bộ hơn thì chúc mừng, Quiet Firing chỉ là phỏng đoán mơ hồ của bạn. Ngược lại, nếu Sếp chỉ ậm ừ qua loa và không hề đưa ra góp ý gì giúp bạn cải thiện tình hình thì phỏng đoán của bạn chính xác rồi đấy.

Nỗ lực nâng cao hiệu suất công việc lẫn thái độ làm việc

Khi biết chắc bản thân đang bị Quiet Firing, hãy nỗ lực thay đổi tình hình trước khi chấp nhận bỏ cuộc bạn nhé. Cố gắng nâng cao hiệu suất công việc bằng cách làm việc chăm chỉ hơn, không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng hỗ trợ công việc tốt hơn. 

Bên cạnh đó, thái độ làm việc tích cực cũng có thể khiến Sếp thay đổi cái nhìn không thiện cảm về bạn đấy. Đặc biệt, hãy thường xuyên đề xuất nhiều ý tưởng sáng tạo thú vị để “ghi điểm” lại trong mắt Sếp bạn nhé.

Cân nhắc về quyết định nghỉ việc

Nếu sau khi nỗ lực thay đổi thực trạng Quiet Firing mà vẫn không cải thiện được tình hình thì đã đến lúc bạn nên cân nhắc việc viết đơn xin nghỉ việc. Môi trường làm việc không phù hợp thì dù có ở lại lâu dài cũng chỉ khiến bạn áp lực tinh thần và mãi giậm chân tại chỗ mà thôi. 

Bạn hãy cập nhật CV, tìm hiểu thị trường lao động và chuẩn bị chu đáo cho sự rời đi của mình. Lưu ý, vẫn giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp và thiện ý cho đến ngày cuối cùng rời khỏi công ty bạn nhé.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích giúp những ai đang bị Quiet Firing nhận diện sớm hình thức sa thải âm thầm đầy sát thương này. Chúc bạn cải thiện được thực trạng hoặc nếu không, chúc bạn sớm tìm được môi trường làm việc mới ưng ý hơn.

Xem thêm: Tặng quà Tết cho sếp và đồng nghiệp: Những “nguyên tắc ngầm” bạn cần biết

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn...

Tặng quà Tết cho sếp và đồng nghiệp: Những “nguyên tắc ngầm” bạn cần biết

Tặng quà Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, thể hiện sự trân trọng mối quan hệ đôi bên. Đặc...

Phát hiện bản thân không cùng "tần số" với đồng nghiệp mới, tôi phải làm sao?

Bạn đã bao giờ bước chân vào một môi trường mới, với đồng nghiệp mới, và ngay lập tức nhận ra mình không hoàn toàn...

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà nhiều người thường xuyên tự đặt ra là: "Nên chi...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Bài Viết Liên Quan

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính...

Tặng quà Tết cho sếp và đồng nghiệp: Những “nguyên tắc ngầm” bạn cần biết

Tặng quà Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, thể...

Phát hiện bản thân không cùng "tần số" với đồng nghiệp mới, tôi phải làm sao?

Bạn đã bao giờ bước chân vào một môi trường mới, với đồng nghiệp mới,...

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers