Dana Brownlee, tác giả của quyển The Unwritten Rules Of Managing Up kiêm nhà sáng lập Professionalism Matters – một doanh nghiệm về đào tạo đưa ra nhận định rằng: Khi bạn bắt đầu với một công việc bất kỳ, sẽ luôn dễ dàng hơn khi bạn là cấp dưới và toàn tâm toàn ý tập trung vào việc giúp cấp trên hay các nhà lãnh đạo cấp cao trong công ty hoàn thiện các mục tiêu công việc của họ.
“Quản trị cấp trên” đồng nghĩa với việc bạn cần thích nghi với phong cách làm việc và “ngôn ngữ” của họ bằng cách suy đoán nhu cầu và luôn thể hiện sự tích cực, chủ động và sẵn lòng khi làm việc với họ. Bạn nên làm việc với tất cả những người sếp của mình, tuy nhiên bạn sẽ trở nên hữu ích và đáng giá khi bạn cộng tác với những vị sếp ít hoàn hảo”
Brownlee đưa ra lời khuyên về cách thức “quản trị cấp trên” với 3 kiểu sếp khó chiều cơ bản:
Sếp như cơn lốc xoáy cuồng nộ
“Kiểu sếp như vậy được ví như một chú bò tót trong cửa hàng Trung Quốc” – Brownlee chia sẻ. Có nghĩa là: họ thường đưa ra những lời hăm dọa khi quản trị cấp dưới. Khi họ xuất hiện, không khí làm việc lập tức thay đổi. Họ là người thích thao túng người khác và khiến môi trường công sở trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn có một buổi meeting quan trọng, hãy đảm bảo rằng bạn đã sắp xếp một buổi pre-meeting với sếp trước và ngăn chặn những điều tiêu cực có thể diễn ra.
Lấy một ví dụ, bạn có thể nói “Em biết rằng việc đưa ra những lời feedback mang tính xây dựng đối với kết quả công việc của team quan trọng như thế nào và với bất kỳ yêu cầu nào của sếp, chúng em đều sẽ lắng nghe và ghi nhận. Em cũng mong rằng trước khi sếp đưa ra những ý kiến và phản hồi của mình, hãy lắng nghe chúng em trình bày trước.”
“Hầu hết những người sếp đều thích trở thành người đưa ra quyết định. Thay vì chỉ nhìn thấy kết quả cuối cùng và đánh giá công việc thông qua những con số report thì họ sẽ luôn sẵn lòng trong việc đồng hành cùng nhân viên trong chặng đường cho ra kết quả cuối cùng đó.”
Sếp như một chú tắc kè hoa
Kiểu sếp này được định nghĩa là người liên tục thay đổi suy nghĩ và mong muốn. “Sếp không biết mình cần làm gì và làm việc với họ giống như một hình thức tra tấn tinh thần. Bạn nghĩ rằng mình đã nắm được mong muốn của sếp và đang tiến hành thực hiện điều đó thì… sếp của bạn đã đổi ý”.
Bạn nên có chiến lược khi làm việc với những cấp trên như thế này. Ví dụ hãy thu hút sếp bằng cụm “Tôi nghĩ dự án này sẽ thành công nếu…” bởi vì họ không biết mình muốn gì không có nghĩa là họ không gây áp lực cho bạn để đạt được mục tiêu công việc của họ.
Brownlee cũng khuyên bạn nên “văn bản hóa” tất cả mọi thứ với một người sếp ưa thích sự thay đổi. Gửi cho họ một email xác nhận lại cuộc đối thoại, đảm bảo mọi thứ đều đã được sếp xác nhận trước khi tiến hành bắt đầu mọi thứ bởi bạn sẽ không biết khi nào dự án của bạn sẽ phải thay đổi và bắt đầu lại một lần nữa.
Sếp thích quản lý theo cấp độ vi mô
Kiểu sếp cuối cùng mà HR Insider muốn đề cập là những vị sếp thích chi li và bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo. Với vị sếp khó chiều này, bạn nên “đi trước” họ, tức là “rào trước” mọi rủi ro hoặc điều tệ hại có thể xảy ra. Chẳng hạn, khi nắm bắt được dấu hiệu xuất hiện của một dự án mới, thay vì bị động chờ sếp đề cập, bạn nên chuẩn bị trước bằng cách lên lịch cho một buổi gặp mặt với sếp và chủ động đề nghị chuẩn bị trước báo cáo cũng như thông báo tiến độ với sếp hàng tuần. “Nếu có bất cứ rủi ro nào có thể xảy đến, em sẽ nắm bắt và giải quyết nhanh nhất có thể. Liệu em có thể hỗ trợ thêm gì cho sếp không?” – Đây được xem là một cách ứng phó khôn ngoan với kiểu sếp như thế này.
“Quản trị cấp trên” không có nghĩa là bạn đánh mất chính mình để chiều lòng sếp, mà là bạn tạo ra thay đổi để thích nghi với phong cách làm việc với sếp. Bởi vì suy cho cùng, mọi thứ bạn làm đều vì mục tiêu có được cuộc sống công sở dễ dàng và tập trung vào lộ trình thăng tiến của bản thân. Bạn không hề lấp liếm sự thật hay tung hô, nịnh nọt sếp, bạn chỉ đang giúp sếp hiểu ra vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Mọi nhà lãnh đạo tốt đều mong muốn tạo ra một môi trường mà mọi người luôn sẵn sàng bày tỏ quan điểm của mình. Cứ thẳng thắn bày tỏ bởi vì khi bạn làm đúng, thì việc “quản trị cấp trên” sẽ là một mối quan hệ win/win.
Chúc bạn thành công!
— HR Insider / Theo fastcompany.com —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.