adsads
Untitled design 103
Lượt Xem 1 K

Quản lý nhân viên nhà hàng theo các chuyên gia F&B chính là chìa khóa cho sự thành-bại của nhà hàng! Quản lý nhân viên thế nào cho hiệu quả? 

 

1. Xác định công việc cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng

Trước tiên, bạn cần phải xác định rõ nhà hàng cần những vị trí nào và mô tả công việc cho từng vị trí một cách rõ ràng, để nhân viên hiểu rõ công việc mình cần làm hoặc tham khảo chúng khi có sự nhầm lẫn. Tiếp theo, bạn cũng cần phải đặt ra những tiêu chuẩn đánh giá, đo lường hiệu quả công việc. Điều này sẽ giúp cho việc điều hành nhà hàng được thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Một thực trạng chung của rất nhiều nhà hàng hiện nay là không đưa ra hợp đồng lao động cùng những đãi ngộ rõ ràng cho người lao động. Đa số chỉ là hợp đồng miệng hoặc nếu có sẽ thiếu đi những điều khoản như thưởng lễ, bồi dưỡng khi bệnh tật, bảo hiểm,.. Đây chính là nguyên do khiến nhiều nhân viên không gắn bó dài lâu với ngành nhà hàng ăn uống mà chỉ coi đây là công việc tạm thời. 

Đa phần họ sẽ bỏ việc khi tìm được một vị trí mới với mức lương cao hơn cùng những ưu đãi tốt hơn. Điều này sẽ là một khủng hoảng đối với nhà hàng bạn nếu mất đi những nhân viên chủ chốt và sẽ phải tốn kha khá thời gian để có thể tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.

Vì thế, muốn duy trì nhân sự trong kinh doanh nhà hàng hiệu quả thì bạn nên đưa ra một chế độ hợp lý phù hợp với năng lực của họ ngay từ ban đầu để nhân viên giỏi gắn bó dài lâu.

Quản lý nhân viên thông minh sẽ giúp họ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với bạn đấy!

 

2. Quản lý nhân viên và công tâm trong mọi tình huống

Trong ngành dịch vụ nói chung và nhà hàng ăn uống nói riêng luôn xảy ra những tình huống phức tạp mà bạn chẳng thể lường trước được. Những mâu thuẫn phát sinh giữa nhân viên với nhân viên hay nhân viên với khách hàng. 

Là người quản lý nhân viên, bạn phải biết cách xử lý các tình huống thật khéo léo và thông minh để không làm mất lòng bên nào.

Giữa mâu thuẫn của nhân viên với nhau, hãy thật công tâm và phân tích đúng sai xem lỗi ở phía ai và đưa ra cách giải quyết. Hãy lắng nghe cả từ hai phía chứ đừng nên chỉ tin vào người đã làm thân cận lâu năm với mình. 

Còn trong trường hợp với khách hàng, trách nhiệm của người quản lý nhà hàng là phải đứng ra giải quyết tình huống, không nên trả treo và xin lỗi khách hàng dù đôi khi lỗi không hoàn toàn nằm ở nhân viên của bạn. Ngay sau đó, hãy trao đổi với nhân viên và động viên họ rằng bạn hiểu lỗi không hoàn toàn do họ gây ra. 

Chính điều này sẽ khiến họ cảm thấy được đối xử công bằng và gia tăng sự tin tưởng ở người quản lý.

 

3. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện cùng chế độ thưởng phạt hợp lý

Nhà hàng của bạn cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử giữa nhân viên với khách hàng và giữa nhân viên với nhau. Nhằm tạo nên môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng để mọi nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với công việc.

Ngoài việc bỏ tiền ra thuê và trả lương cho nhân viên, những người quản lý nhân viên nhà hàng cũng nên quan tâm và dành thời gian lắng nghe những khó khăn trong cuộc sống của các bạn. Nhiều bạn trẻ cho rằng yếu tố giữ chân họ ở lại làm việc lâu dài thì ngoài tiền lương ra chính là ở văn hóa, môi trường làm việc, cách mọi người đối xử với nhau và coi nhau như gia đình. 

Một người quản lý nhà hàng thông minh cần thấu hiểu không chỉ khách hàng mà cả những người nhân viên của mình. Lắng nghe chia sẻ và giúp đỡ họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp bạn có được những nhân viên trung thành.

Những vấn đề liên quan đến chế độ thưởng phạt, đãi ngộ cho nhân viên cũng là một vấn đề mà người quản lý nhà hàng cần phải lưu ý. Cũng giống như bất kỳ một công việc nào khác, yếu tố cạnh tranh giúp nhân viên có thêm động lực để đổi mới và hoàn thiện bản thân hơn. 

Một chế độ thưởng phạt hợp lý và các cơ hội thăng tiến sẽ giúp họ làm việc chăm chỉ, có mục tiêu để phấn đấu. Môi trường làm việc cạnh tranh, năng động, không bị nhàm chán và tăng hiệu suất làm việc.

 

4. Quản lý nhân viên và tạo môi trường học hỏi, mang đến giá trị

Theo khảo sát của ngành nhân sự nói chung, một trong những lý do để nhân viên gắn bó với công việc hiện tại ngoài lương thưởng ra còn là các cơ hội học tập mà môi trường làm việc mang đến. 

Mục đích của việc trao đổi và đào tạo thường xuyên là nhằm củng cố và nâng cao năng lực của nhân viên, đồng thời giúp người quản lý nắm rõ được công việc từng bộ phận.

Đừng đơn thuần chỉ đào tạo những kiến thức công việc đơn thuần, nhà quản lý có thể nuôi dưỡng tình yêu với ngành F&B bằng những kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Vào những ngày giờ vắng khách, hãy tổ chức các lớp học nhỏ dạy họ các kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ hay kinh doanh.

Hy vọng với những tips trên có thể giúp bạn quản lý nhân viên nhà hàng của mình thật tốt, tạo môi trường giúp họ và việc hiệu quả, gắn bó và cống hiến nhiều hơn nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers