adsads
Shutterstock 2115699740
Lượt Xem 3 K

Bạn đang đau đầu về những những nhân viên khó quản lý? Bạn không biết làm cách nào để quản lý nhân sự một cách hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều đó trong bài viết ngày hôm nay. Nó sẽ giúp bạn không chỉ quản lý nhân viên của mình hiệu quả mà còn giúp bạn lãnh đạo những thành viên trong đội nhóm, trong gia đình,…

1/ Giao việc rõ ràng

Thế nào là giao việc rõ ràng? Bạn cần phải áp dụng công thức 5W1H trong việc giao nhiệm vụ cho nhân viên của mình.

Ví dụ: Tôi giao việc cho bạn A là phải đi mua 10 cái bàn. Thì tôi áp dụng công thức 5W1H như sau: 

  • What: Là cái bàn. Tuy nhiên tôi phải nói rõ cho anh A chi tiết hơn. Đó là cần mua 10 cái bàn, mặt bàn phải là màu nâu, chân bàn màu sáng, kích thước bàn như thế nào?… Hoặc thậm chí là tôi sẽ lấy hình ảnh trong điện thoại ra để cho bạn A xem rõ hình dáng chiếc bàn cần mua.
  • Where: Mua ở đâu? Nếu tôi biết cụ thể địa chỉ bán chiếc bàn này. Tôi sẽ cho bạn A địa chỉ. Hoặc nếu không thì sẽ chỉ lên những địa điểm bán: Chợ nội thất, website,…
  • When: Mua khi nào? Bạn cần có giới hạn thời gian cụ thể. Ví dụ như bạn A cần mua đủ 10 trước bàn trong buổi sáng nay hoặc chậm nhất là 3h chiều nay. Và bạn A phải thực hiện đúng thời gian tôi đã đưa ra.
  • Who: Ai đi mua? Tất nhiên là người đã nhận công việc do tôi giao. Nhưng nếu bạn A bận hoặc ngại đi thì có thể rủ thêm bạn B, C,..
  • Why: Tại sao? Tôi cần phải giải thích cho bạn A hiểu rõ tại sao cần phải có đủ 10 cái bàn đó chiều nay? Bởi vì tối nay tôi phải tổ chức họp hội nghị cho các khách hàng thân thiết và không thể để xảy ra một lỗi nào không đáng có. Và việc hoàn thành nhiệm vụ này đúng thời gian là vô cùng quan trọng.
  • How: Mua như thế nào? Đôi khi câu hỏi này cũng không cần thiết. Nhân viên của bạn làm thế nào cũng được miễn là hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Đối với những công việc bài bản và quan trọng thì bạn cần hướng dẫn cho nhân viên của mình làm như thế nào. 

2/ Trao đổi thông tin và hỗ trợ trong quản lý nhân sự

Khi bạn giao nhiệm vụ cho một ai đó, bạn cần theo sát suốt quá trình họ làm việc. Nếu như họ gặp khúc mắc hoặc khó khăn gì không thể tự giải quyết trong vị trí công việc của họ, thì bạn có thể hỗ trợ ngay. Đôi lúc có những việc họ không thể tự quyết định được mà phải hỏi ý kiến của bạn hoặc cấp trên. Vậy nếu như bạn không theo sát và trao đổi thông tin với họ thì làm sao có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.

Ví dụ: Tôi giao cho bạn B làm một website. Và bạn B nói rằng 1 tuần nữa sẽ làm xong. Như vậy, sau khoảng 3 ngày tôi cần phải liên lạc và hỏi bạn B là tình hình website như thế nào rồi? Bạn B bắt đầu nói rằng tình hình khó lắm, khó cái A, khó cái B,… Nếu không thể giải quyết, ngay lúc đó tôi phải đưa ra những phương án tốt hơn để bạn B có thể chuyển hướng làm việc. 

Có rất nhiều người quản lý nhân sự mà không trao đổi và hỗ trợ nhân viên của họ. Họ chỉ giao việc và tới thời hạn là bắt nhân viên phải hoàn thành và không cần biết nhân viên làm như thế nào. Cuối cùng, công việc thì không làm xong mà còn khiến nhân viên của bạn chịu áp lực.

3/ Cần khen ngợi, động viên và rút ra bài học cho nhân viên

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bạn cần khen ngợi, động viên nhân viên của mình. Sau đó rút ra bài học kinh nghiệm nếu như nhân viên mắc một sai lầm nào đó trong quá trình làm việc. 

Việc này là vô cùng quan trọng trong quản lý nhân sự. Nó không chỉ tạo động lực làm việc cho nhân viên mà còn khiến nhân viên hết lòng làm việc cho bạn và công ty. Họ xứng đáng được nhận những lời khen ngợi khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Một số người quản lý không để tâm đến yếu tố này. Điều đó sẽ khiến nhân viên không hài lòng, và cảm thấy sự cố gắng của họ không được trân trọng. Cứ liên tục như vậy, bạn sẽ chẳng thể giữ được nhân viên nào bên cạnh mình cả.

Trên đây là 3 bước cơ bản cho các nhà quản lý nhân sự làm việc thật hiệu quả trong việc quản lý nhân viên. Thậm chí là quản lý dẫn dắt đội nhóm, gia đình cũng rất cần thiết. Chúc bạn thành công trong công việc và cuộc sống!

Xem thêm: Trở thành người làm Nhân sự giỏi để thu hút Nhân tài

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers