Đối với dân thiết kế, nhất là những người làm về UI/UX thì Prototype có lẽ là thuật ngữ không còn xa lạ gì với họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của Prototype. Nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé!
Prototype là gì?
Trong lĩnh vực thiết kế UI/UX, Prototype được coi như một phiên bản thử nghiệm của giao diện. Loại hình này cho phép các nhà thiết kế có thể kiểm tra và tinh chỉnh ý tưởng trước khi đưa vào sản phẩm hoàn chỉnh. Theo đó, việc tạo ra prototype sẽ giúp nhà phát triển trải nghiệm các chức năng và cách hoạt động của giao diện mà không cần phải viết mã phức tạp.
Mục đích của Prototype là khám phá và đánh giá các giải pháp tiềm năng có thể đáp ứng được các vấn đề mà người dùng gặp phải. Thông qua quá trình thử nghiệm, chúng ta có thể thu thập được những phản hồi trực tiếp từ người dùng, từ đó hiểu rõ hơn cách họ tương tác với sản phẩm. Điều này không chỉ giúp nhà thiết kế phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn mà còn tạo điều kiện để cải thiện tính khả dụng, nâng cao thiết kế và sự hài lòng của người dùng.
Đặc điểm nổi bật của Prototype là gì?
Prototype là một bản mẫu được người dùng trực tiếp đánh giá, nên cần đạt được độ chính xác và hoàn thiện cao. Thông thường, quá trình phát triển của Prototype sẽ do đội ngũ UI đảm trách và đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về nguồn lực, thời gian và công sức. Bên cạnh đó, để tạo ra một Prototype chi tiết, người ta thường sử dụng các công cụ chuyên dụng như Adobe XD, Axure, Figma,…
Một yếu tố quan trọng ở trong giai đoạn tạo Prototype là sự tham gia của những bên liên quan. Theo đó, việc thu hút nhiều bên liên quan vào quá trình lập kế hoạch sẽ mang lại một số lợi ích nhất định như:
- Các bên liên quan giúp chúng ta thu thập đầy đủ thông tin về định hướng chiến lược của dự án.
- Đảm bảo rằng quá trình nghiên cứu sẽ tạo ra tác động lớn nhất.
- Họ còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực, thời gian cho mỗi lần thực hiện Prototype.
Các loại Prototype phổ biến nhất hiện nay
Trong quá trình phát triển sản phẩm, Prototype được phân thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
Hi-fi Prototype
Loại Prototype này có tính chính xác cao, được đánh giá gần giống với sản phẩm hoàn thiện. Hi-fi thường được xây dựng bằng các công cụ chuyên nghiệp như Protopie hoặc Figma, cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp với giao diện thực tế. Người ta thường dùng Prototype này để thu thập phản hồi từ khách hàng và phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn. Khi tìm hiểu về Prototype trong Figma, các bạn sẽ thường xuyên gặp được loại này.
Lo-fi Prototype
Trái ngược với Hi-fi, Lo-fi Prototype lại được đánh giá là đơn giản và dễ chỉnh sửa hơn. Nó có thể được tạo ra bằng các phần mềm cơ bản như PowerPoint hoặc giấy. Loại Prototype này phù hợp để dùng cho giai đoạn đầu của thiết kế, khi các ý tưởng đưa ra cần được thử nghiệm nhanh chóng.
Clickable Prototype
Loại Prototype này cho phép người dùng tương tác trực tiếp với các yếu tố có trong giao diện sản phẩm, giúp thu thập thông tin về trải nghiệm thực tế. Khi tìm hiểu về Prototype trong lĩnh vực thiết kế, Clickable Prototype chính là một trong những khái niệm quan trọng mà bạn cần nắm vững.
Static Prototype
Mặc dù không có tính năng tương tác nhưng Static Prototype vẫn rất hữu ích trong việc thu thập phản hồi từ người dùng về thiết kế ban đầu. Điều này sẽ giúp chúng ta đưa ra các ý tưởng thay thế nếu cần thiết, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng.
Ưu, nhược điểm của Prototype
Không chỉ thắc mắc Prototype là gì, ưu và nhược điểm của mô hình này cũng được nhiều người quan tâm.
Ưu điểm của Prototype
- Prototype giúp nhà thiết kế phát hiện và xử lý các lỗi ngay ở giai đoạn đầu, từ đó giảm thiểu các rủi ro trong quá trình phát triển, đồng thời tiết kiệm chi phí khắc phục về sau.
- Nhờ Prototype mà các tính năng của hệ thống được xác minh một cách nhanh chóng, đảm bảo những yếu tố quan trọng được đánh giá và tích hợp đầy đủ.
- Prototype là công cụ cho phép nhà phát triển điều chỉnh thiết kế một cách linh hoạt, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.
Nhược điểm của Prototype
- Việc sử dụng Prototype có thể làm hệ thống trở nên phức tạp hơn, khiến phạm vi dự án dễ bị mở rộng và vượt quá dự tính ban đầu.
- Để tạo ra một Prototype chất lượng, nhà phát triển cần đầu tư rất nhiều về công sức, thời gian và chi phí. Điều này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác ngay từ ban đầu, tránh những điều chỉnh lặp đi lặp lại gây lãng phí nguồn lực.
- Nếu quá tập trung vào Prototype có thể làm cho đội ngũ phát triển trở nên phụ thuộc vào mẫu thử. Điều này dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện do phải điều chỉnh quá nhiều chi tiết trước khi chuyển sang giai đoạn hoàn thiện sản phẩm.
Tầm quan trọng của Prototype trong quá trình thiết kế UI/UX
Prototype là công cụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế UI/UX.
- Prototype tạo điều kiện để các nhà thiết kế nhanh chóng biến ý tưởng thành mô hình thực tế, qua đó đánh giá được tính khả thi của mẫu thiết kế đó. Việc thử nghiệm ý tưởng ở giai đoạn này sẽ giúp họ giảm bớt công sức so với việc tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh từ đầu.
- Thông qua Prototype, người dùng có thể tương tác và trải nghiệm thử sản phẩm trước khi nó ra mắt chính thức. Những phản hồi từ họ mang lại nhiều thông tin bổ ích, giúp nhà thiết kế sớm nhận diện và đưa ra các điều chỉnh nếu cần thiết.
- Các thay đổi trên Prototype có thể được thực hiện một cách rất đơn giản và nhanh chóng, cho phép nhà thiết kế điều chỉnh linh hoạt dựa trên những phản hồi từ người dùng. Điều này giúp nâng cao tính khả thi cho dự án, đồng thời tối ưu hóa quy trình phát triển.
- Sử dụng prototype sẽ giúp các công ty có thể tránh được việc đầu tư quá nhiều vào một sản phẩm hoàn chỉnh trong khi chưa xác định được rõ nhu cầu và sự đón nhận của người dùng.
Prototype trong thiết kế UI/UX đóng vai trò then chốt, quyết định trực tiếp đến sự thành công của từng sản phẩm. VietnamWorks HR Insider hy vọng bạn sẽ nắm vững kiến thức này và khai thác được tối đa tiềm năng của Prototype, từ đó giúp sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ và vận hành một cách trơn tru nhất.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.