Hãy thư giãn đi nào, các nhà tuyển dụng biết rằng bạn có thể sẽ lúng túng bởi các câu hỏi lạ lùng và thậm chí mắc phải một vài lỗi khi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, các lỗi này sẽ không khiến bạn bị “mất điểm” đâu, nhưng đây cũng chính là cơ hội để bạn khắc phục đấy. Nếu ví các lỗi khi phỏng vấn xin việc là một trận đấu, bạn sẽ thấy các cầu thủ bị té ngã không biết bao nhiêu lần, nhưng họ không bao giờ khóc và chạy khỏi sân cả. Họ đứng dậy và tiếp tục chơi hết mình.
Việc dành ra hàng giờ đồng hồ luyện tập trước gương cũng không giúp bạn thoát khỏi việc gặp phải các tình huống oái oăm khi phỏng vấn xin việc. Các nhà tuyển dụng thường thích hỏi vài câu hỏi lạ lùng, đưa ra các nhận xét quanh co để khiến chúng ta mất cảnh giác. Đừng lo lắng nhé, chúng tôi đã trải qua những điều này cả rồi.
Đừng để cuộc phỏng vấn không mấy trơn tru khiến bạn mất đi cơ hội việc làm. Hãy thử áp dụng các kỹ năng phỏng vấn xin việc sau để khắc phục các lỗi thường thấy trong phỏng vấn.
#1. Các câu hỏi chưa được trả lời
Nếu bạn mắc phải sai lầm nghiêm trọng rằng bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi mà nhà tuyển dụng vừa đưa ra, hãy khắc phục nó nhanh chóng. Hãy nói với họ rằng “Đó là một câu hỏi thú vị và tôi chưa nghĩ đến nó trước đây. Tôi có thể có vài ngày để cân nhắc câu trả lời và gửi câu trả lời sau được không?” Nếu họ đồng ý, hãy chắc chắn trong một vài ngày sắp tới bạn phải tìm ra được câu trả lời chuyên nghiệp cho câu hỏi này.
Vâng, các nhà tuyển dụng hiểu việc bạn không thể nào biết được câu trả lời cho tất cả câu hỏi. Họ không tìm kiếm những ứng viên biết tuốt và trả lời nhanh lẹ cho các câu hỏi được đưa ra. Thay vào đó, họ muốn ứng viên dành thời gian để suy nghĩ về câu hỏi và trả lời với sự cân nhắc thấu đáo.
#2. Lãng phí thời gian
Các nhà tuyển dụng hỏi bạn về việc bạn trải qua một ngày bình thường như thế nào và các sở thích khi tan làm của bạn là gì, họ không có ý định lãng phí thời gian chỉ để hỏi những câu hỏi không liên quan khi vậy đâu. Họ đang kiểm tra xem liệu bạn có đang quản lý thời gian có hiệu quả hay không. Kể cả khi bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để lướt internet và túc trực trên các kênh mạng xã hội, đừng thừa nhận điều đó. Hãy khiến câu trả lời của bạn chuyên nghiệp hơn: “Giao tiếp với bạn bè và giữ gìn tốt mối quan hệ với gia đình là hai điều rất quan trọng đối với tôi.” Hoặc hãy kết hợp thời gian rảnh rỗi, sở thích của bạn với các chủ đề liên quan đến ngành nghề bạn đang ứng tuyển. Hãy cố gắng hướng cuộc trò chuyện đến các chủ đề chuyên nghiệp hơn.
Mặt khác, trong thời đại này, các nhà tuyển dụng thường ưu ái các ứng viên có nhiều tiếp xúc với các kênh truyền thông xã hội. “Mảng truyền thông xã hội luôn khiến tôi hào hứng. Thật tuyệt vời khi mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể xóa tan mọi rào cản và kết nối với nhau. Tôi hoạt động rất thường xuyên ở Linkedin, Facebook, Twitter và Instagram. Tôi rất thích được trải nghiệm các mạng xã hội mới, thú vị.” là câu trả lời tốt mà bạn nên đề cập đến. Hãy cố làm cho các hoạt động của bạn trên các kênh truyền thông xã hội liên quan đến ngành nghề mà bạn đang hướng đến.
#3. Trải nghiệm không tốt
Chúng ta ai cũng có các trải nghiệm không mấy vui vẻ ở công việc trước đó. Điều tối kỵ trong phỏng vấn xin việc là phàn nàn với nhà tuyển dụng về điều đó. Với những người không thể kiềm chế được điều này, vẫn còn cách để khắc phục đấy. Hãy nói với nhà tuyển dụng rằng: “Tôi xin lỗi. Điều mà tôi đang cố gắng nói là, tôi đang cảm thấy tôi đã không được phát huy hết khả năng của mình. Tôi thích làm việc 1 cách hiệu suất và giúp đỡ khách hàng của mình. Nhưng tôi không cảm thấy tôi có thể phát huy khả năng của mình hết mức ở công việc cũ.”
Không ai muốn nghe lời phàn nàn, than vãn về trải nghiệm tồi tệ ở chỗ làm cũ của họ hết – đặc biệt là các nhà tuyển dụng. Việc bạn không thích sếp cũ hay hiện tại của bạn đang khiến bạn trở thành một nhân viên không trung thành với công ty. Đừng để điều này xảy ra với bạn. Hãy xin lỗi vì sai lầm ngớ ngẩn này. Điều này cũng khiến cho nhà tuyển dụng biết bạn đã nhận ra sai lầm của mình và đang sửa chữa chúng.
#4. Phỏng vấn xin việc nhưng không có kế hoạch cho tương lai
Những người vừa tốt nghiệp hoặc nhân viên mới thường không chú trọng đến các kế hoạch cho tương lai. Kể cả các nhân viên lâu đời cũng thiếu đi hành trình phát triển cho tương lai của chính họ. Bạn đừng phóng đại vấn đề này. Việc nói với người phỏng vấn rằng bạn không có dự định gì cho tương lai giống như bạn đang nói “Tôi không quan tâm ngay cả bản thân của mình nên bạn đừng hi vọng tôi sẽ quan tâm đến công ty.” Ai mà muốn để lại ấn tượng đó cho nhà tuyển dụng cơ chứ?
Nếu bạn đã lỡ mắc phải sai lầm vì thiếu đi kế hoạch cho tương lai này, hãy khắc phục bằng lời giải thích đơn giản. “Trước khi tiến xa hơn nữa trong ngành này, tôi muốn học về các kỹ năng và kinh nghiệm quý giá khi làm việc với khách hàng. Sau đó sử dụng kiến thức tôi học được để giúp “tên công ty” trở nên tốt hơn”. Hoặc nói với họ rằng “mục đích chính” của bạn là gắn bó lâu dài với công ty. Điều này cho họ biết rằng bạn muốn tiến xa hơn trong kĩ năng và kinh nghiệm nhưng bạn không có ý định rời bỏ công ty.
#5. Thỏa mãn với sự nghiệp của bản thân
Thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Các công ty biết được rằng họ phải hiểu rõ mong muốn của nhân viên và bắt kịp với xu hướng hiện tại. Họ mong muốn tìm kiếm các ứng viên có chung suy nghĩ và có thể thích nghi với các thay đổi một cách nhanh chóng. Bạn đã trót nói với họ rằng bạn không giỏi đối phó với các sự thay đổi lắm, đừng vội bỏ cuộc nhé. Vẫn còn cơ hội để khắc phục cho lỗi này đấy. Hãy để họ biết thay đổi không hẳn là tốt hoặc xấu, nhưng chúng ta phải chấp nhận và đương đầu.
Bạn có thể sẽ không thích các sự thay đổi, nhưng bạn nên “thích sự mới mẻ và thoải mái khi làm việc với đội ngũ có thể thích nghi với sự thay đổi chóng mặt.” Điều này chứng tỏ cho nhà tuyển dụng rằng bạn có khả năng bắt nhịp với công việc và giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong môi trường mới hoàn toàn với bạn. Một khi bạn đã đề cập đến điều trên, hãy tiếp tục bằng cách đưa ra vài trường hợp bạn đã vượt qua các thay đổi lớn như thế nào.
#6. Vượt qua khó khăn
Đôi lúc chúng ta phải ứng tuyển vào các vị trí không hẳn là tốt nhất đổi với bản thân. Nếu bạn đang phỏng vấn cho một công việc mà bạn biết rằng đây không phải là công việc trong mơ của mình, hãy cố gắng giữ điều này kín kẽ, đừng thể hiện điều đó ra ngoài. Các nhà tuyển dụng biết được những vị trí nào là “phiền phức” trong công ty của họ. Cũng có thể họ sẽ đồng cảm với bạn đấy.
Bạn có thể không yêu thích công việc này, hãy nói với họ rằng bạn yêu thích công ty. Đưa ra các ví dụ về những điều ở công ty mà bạn ngưỡng mộ. Giải thích lý do tại sao bạn lại ứng tuyển cho vị trí này, hãy chứng tỏ cho họ thấy rằng bạn có nhiều điều để cống hiến cho công ty và đang hi vọng cho điều tốt nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn đưa ra các ví dụ thực tế cho động lực của bạn.
#7. Sai lầm ở hồ sơ xin việc
Các ứng viên thông minh nhận ra rằng: hồ sơ được viết riêng cho một vị trí có thể tăng khả năng được phỏng vấn hơn so với các hồ sơ ghi chung chung. Bạn rất có thể gặp phải sai lầm này: gửi nhầm hồ sơ cho nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng có thể gọi cho bạn vì thông tin sai lệch này. Bạn đã lỡ nói “Tôi không biết vì sao hồ sơ đó lại ở chỗ bạn nữa”. Hãy chắc chắn rằng bạn giải thích rõ ràng với họ. Hãy trung thực.
Đầu tiên, giải thích rằng bạn có từng hồ sơ tinh chỉnh khi bạn ứng tuyển có thể chứng tỏ rằng bạn chú trọng đến tiểu tiết, linh hoạt và khả năng sáng tạo của bạn. Thừa nhận lỗi lầm của mình chứng tỏ rằng bạn sẵn sàng nhận lỗi và sửa chữa chúng. Điều này cũng khiến bạn trở nên có kĩ năng giải quyết vấn đề hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
#8. Hình thức làm việc
Trong kỉ nguyên mới này, các công ty cho phép hình thức làm việc từ xa, làm việc tại nhà ngày càng tăng. Tình trạng này cũng như các tình trạng khác, đều có mặt ưu và khuyết, đừng sai lầm khi nói với nhà tuyển dụng rằng “Tôi thích làm tại nhà hơn.” Trừ khi vị trí này có ghi rõ ràng rằng bạn có cơ hội làm việc tại nhiều nơi, cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể làm việc tại nhà.
Nói với nhà tuyển dụng bạn muốn làm việc tại nhà hoàn toàn không phải là một cuộc thượng thượng giá trị. Hãy nói tiếp bằng cách hỏi xem họ có cho phép làm việc ở nhiều nơi hay không. “Tôi chỉ tò mò thôi. Công ty [tên công ty] có cho phép nhân viên là việc tại nhà hay tại nơi khác hay không?”
Làm thế nào để tránh các sai sót phổ biến khi phỏng vấn xin việc
Khắc phục các lỗi phỏng vấn chưa bao giờ dễ dàng. Cách tốt nhất để không mắc phải sai lầm là tránh việc mắc phải chúng ngay từ đầu. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng làm được điều này, nhưng chuẩn bị kỹ càng trước khi phỏng vấn có thể giảm bớt căng thẳng, giảm tỉ lệ gặp phải các rắc rối và làm cuộc phỏng vấn diễn ra tốt hơn. Hãy luyện tập với bạn bè và đồng nghiệp của bạn. Tham khảo thông tin của các bài viết về sự nghiệp để lập ra 1 danh sách của các câu hỏi thường được hỏi khi phỏng vấn xin việc. Tìm hiểu thật kỹ về các công ty đang đăng tin tuyển dụng, liệu họ đang tuyển kế toán kho, kế toán doanh nghiệp hay kế toán bán hàng. Sau đó, luyện tập cho đến khi bạn có thể trả lời câu hỏi đó như 1 phản xạ tự nhiên.
— HR Insider —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.