adsads
phỏng vấn thôi việc
Lượt Xem 3 K

Tại hầu hết các công ty tham gia khảo sát của Work Institute, một tổ chức với gần 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu, tư vấn và cung cấp các giải pháp gắn kết và giữ chân nhân tài tại Hoa Kì, các cuộc phỏng vấn thôi việc với nhân viên rời đi đều được thực hiện bởi các nhân viên nhân sự thay vì người quản lí trực tiếp của họ. Một bộ phận không nhỏ các công ty sử dụng các công cụ khảo sát như Survey Monkey để thu thập phản hồi từ nhân viên.

Điu thú v là ch có dưới 10% các công ty s dng mt bên th ba, hay nói cách khác là mt người ngoài cuc, đ thc hin các cuc phng vn trên.

Vậy tại sao chúng tôi lại quan tâm đến con số 10% ít ỏi này?

Trên thực tế, không phải ai trong chúng ta cũng dành sự chú tâm nhất định vào các sự thật, các dẫn chứng khoa học và để chúng chi phối các quyết định cũng như định hướng phát triển doanh nghiệp. Chúng ta thường có xu hướng chọn những cái mà mọi người khác đều đang làm, tìm đọc từ những trang báo nổi tiếng, làm theo đồng nghiệp hay người trong ngành, hay tìm đến một chuyên gia nào đó, người sẽ cho chúng ta những lời khuyên rút ra từ những câu chuyện của chính họ.

 

Rất nhiều năm trước đây, người ta lí giải cho những điều trên là phương pháp quản trị biện chứng. Tuy nhiên, các nhà quản trị theo phương pháp trên không chỉ đơn thuần nhìn theo các hình mẫu đã được áp dụng thành công của các công ty khác, các phương tiện báo chí, hay lắng nghe lời khuyên từ những người hoạt động trong cùng lĩnh vực, lấy chúng làm cơ sở cho các quyết định của mình, mà còn phải đào sâu hơn nữa vào những sự thật, các dẫn chứng khoa học ủng hộ cho các sáng kiến trước khi áp dụng chúng vào doanh nghiệp của mình.

phỏng vấn thôi việc

Trong một bài viết đắt giá của mình trên Harvard Business Review vào năm 2016, các giáo sư nổi tiếng tại trường đại học Stanford, Jeffery Pheffer và Robert Sutton, đã nhấn mạnh về cách làm này và đưa ra ví dụ thực tiễn cho việc thực hiện phương pháp trên:

“Rt nhiu nhà qun lý khiến công ty ca h gp rc ri ch vì áp dng mt cách thiếu suy nghĩ các kinh nghim qun tr ca nhng thế h trước.

Ti mt công ty phn mm nọ, chúng tôi nhìn thy mt anh nhân viên cp qun lí đ xut áp dng nhng chính sách lương thưởng mà anh ta đã áp dng công ty cũ đi vi nhân viên công ty hin ti. Thc tế, hai công ty hoàn toàn khác nhau v quy mô hot đng, h bán ra nhng sn phm phn mm khác nhau, áp dng nhng phương pháp làm vic khác nhau, và hướng đến nhng đi tượng khách hàng và th trường mc tiêu cũng chng my ging nhau.

Mà thc tế như vy thì s my ai tin tưởng ý tưởng ca anh nhân viên này s thành công, dù trước đó nó đã thành công cách my đi chăng na?”

 

Bây giờ, hãy trở lại với những buổi phỏng vấn thôi việc mà chúng ta đã đề cập ban đầu. Trong suốt 45 năm qua, đã có khá nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định làm cách nào công ty có được những thông tin đáng tin cậy nhất từ các nhân viên sắp rời đi và tìm ra lí do khiến họ rời đi. Những nghiên cứu này đúc kết được hai nguyên tắc giúp các công ty thu thập được thông tin chính xác nhất:

  • Việc phỏng vấn thôi việc phải được thực hiện từ một bên thứ ba để đảm bảo tính khách quan.
  • Phỏng vấn thôi việc phải được hoàn thành sau khi nhân viên rời khỏi công ty.

 

Vậy tại sao vẫn có đến 80% các công ty tham gia khảo sát vẫn tự họ thực hiện các cuộc phỏng vấn này mà không có sự tham gia của một bên thứ ba?

Thực chất, những nhà nhân sự đưa ra quyết định này chỉ đơn giản vì họ chưa có được những dẫn chứng, số liệu cụ thể chứng minh tính hiệu quả và tầm quan trọng của việc sử dụng một người ngoài cuộc cho các cuộc phỏng vấn đó. Do đó, họ từ chối việc sử dụng những phương pháp khoa học như trên, dẫn đến việc không tìm ra được những nguyên cớ nghỉ việc thật sự, từ đó dẫn đến tỉ lệ nhân viên nghỉ việc vẫn không hề suy giảm.

Một báo cáo của Work Institute vào năm 2017 dựa trên kết quả của hơn 240,000 cuộc phỏng thôi việc được thực hiện bởi một bên thứ ba đã tiết lộ những nguyên cớ thực sự của việc nhân viên thôi việc và những điều các chuyên gia nhân sự cần biết:

#S tht 1: Hầu như mỗi công ty có những lí do khác nhau khiến nhân viên của họ rời đi, vậy nên đừng cố đưa những chính sách giữ chân nhân tài chỉ đơn thuần dựa vào những thông tin về thị trường nhân lực hay những tiêu chuẩn chung.

#S tht 2: 1/5 người đi làm quyết định rời đi vì không tìm thấy cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Đây đồng thời là nguyên nhân quan trọng nhất.

#S tht 3: Tỉ lệ nghỉ việc cao nhất rơi vào nhóm nhân viên làm việc tại công ty dưới 1 năm.

#S tht 4: Lí do nhân viên nghỉ việc và lí do họ chọn ở lại lâu dài với công ty là không hề giống nhau. Vậy nên đừng vội mang những thông tin bạn khai thác được ở các buổi phỏng vấn thôi việc làm tiền đề quyết định hoàn toàn chiến lược giữ chân những nhân viên còn lại.

— HR Insider / Theo Work Institute —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Tham gia ngay tuyển dụng đa dạng vị trí tiềm năng mới:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers