Đối với nhiều nhà tuyển dụng, phỏng vấn online là tiềm năng trong tương lai — cho dù bạn sống ở xa hay cần phỏng vấn từ xa vì một lý do khác, phỏng vấn online là một giải pháp dễ dàng mà nhiều công ty sử dụng khi gặp mặt các ứng viên.
Mặc dù phỏng vấn qua video không cho phép một số phương pháp đã thử để tạo ấn tượng tốt, chẳng hạn như bắt tay chắc chắn, nhưng có nhiều cách để khiến sếp tiềm năng của bạn phải trầm trồ từ phía sau màn hình. Liệu bạn có múa rìu qua mắt thợ trong trường hợp này?
“Múa rìu qua mắt thợ” hay còn được hiểu là một người có trình độ thấp hơn nhà tuyển dụng nhưng muốn thể hiện bản thân là một người tài năng và giỏi giang hơn. Tình huống này sẽ không được đánh giá cao nếu nhà tuyển dụng phát hiện, thậm chí còn khiến nhà tuyển dụng trở nên gay gắt hơn và đưa ứng viên thẳng vào danh sách loại.
Điểm lợi cho ứng viên phỏng vấn online
Nhiều câu hỏi liên quan đến việc “múa rìu qua mắt thợ” khi phỏng vấn online, liệu có làm được như vậy? Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho trường hợp này. Nhưng điều đó toàn có thể xảy ra bằng nhiều cách khác nhau. Các ứng viên muốn trở thành nhân viên chính thức tại một công ty vì vậy đã sử dụng cách này hoặc cách kia để khiến mình trở thành ứng viên xuất sắc nhất.
Trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành, việc phỏng vấn online trở nên phổ biến mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng đồng thời nhiều hạn chế. Những điểm lợi cho ứng viên khi thực hiện cuộc phỏng vấn là việc tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại giữa các địa điểm, linh hoạt vị trí và thời gian trong ngày.
Mặc dù vậy nhưng khi nhắc đến việc phỏng vấn trực tiếp các nhà tuyển dụng tại Việt Nam vẫn cảm thấy hào hứng và tốt hơn. Nhưng không có nghĩa rằng các cuộc phỏng vấn online không hiệu quả. Thông qua sử dụng các công cụ online thông minh như Clovers tích hợp với Zoom và Microsoft Teams, các tổ chức cũng có thể dễ dàng hợp nhất và đánh giá phản hồi trong nhóm tuyển dụng để đẩy nhanh hơn nữa việc tuyển dụng.
Theo nghiên cứu, có đến 35% ứng viên cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước ống kính phỏng vấn online thay vì trực tiếp. Tham gia một cuộc phỏng vấn tạo ra rất nhiều căng thẳng, cũng như thực sự ở trong phòng với một số người lạ đặt câu hỏi cho bạn. Tất cả sự căng thẳng của việc tìm kiếm địa điểm phỏng vấn, mang theo hồ sơ hoặc tài liệu, gặp gỡ nhiều người trước khi bạn thực sự bước vào phòng phỏng vấn, bước vào một không gian xa lạ để gặp gỡ những người ở đó để đánh giá kỹ năng và năng lực của bạn – tất cả những điều này khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn.
Vậy phỏng vấn online có giúp người ứng viên “múa rìu qua mắt thợ”
Như chúng ta biết, khi phỏng vấn online chỉ thể hiện một phần gương mặt qua màn hình nhỏ. Vì vậy trong quá trình này, ứng viên có thể sử dụng thêm những tài liệu ở ngoài liên quan đến chuyên ngành để giúp cuộc phỏng vấn trở nên tốt hơn. Đây là điều mà nhà tuyển dụng không thể kiểm soát.
Những việc ứng viên “múa rìu qua mắt thợ” thường không qua được nhà tuyển dụng. Đa phần các nhà tuyển dụng đều được học qua về tâm lý hành vi con người, biểu hiện và thái độ hành động của bạn sẽ được nói rõ ràng qua cách bạn trả lời phỏng vấn. Vì vậy bạn ở trình độ nào nhà tuyển dụng hoàn toàn biết được.
Đây là đánh giá là một người không trung thực nhưng lại có sự tự tin khả năng của bản thân mặc dù thực tế kiến thức không như vậy. Thường họ sẽ có cách trình bày trôi chảy nhưng không thuyết phục.
Trong một vài trường hợp, múa rìu qua mắt thợ cũng có thể xảy ra, khi bạn có trình độ ở mức khá tốt và bạn muốn cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp nhất, thì đừng nên thái quá vì sẽ bị dễ mất sự khiêm tốn.
Múa rìu qua mắt thợ không nên sử dụng trong cuộc phỏng vấn, mặc dù qua màn hình online là cơ hội để ứng viên kiểm soát bản kỹ năng chuyên ngành tốt hơn nhưng không có nghĩa rằng chúng mang lại hiệu quả cao. Vì vậy nếu bạn là ứng viên tiềm năng trong tương lai đừng xem đây là một cơ hội để “múa rìu qua mắt thợ”.
>> Xem thêm: Không người sếp nào thích nhân viên của mình làm 7 điều này
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.