Sếp nam ra quyết định nhanh hơn
Không chỉ có tính cách mạnh mẽ hơn, sếp nam còn thường đưa ra quyết định nhanh chóng và quyết đoán hơn. Cùng một vấn đề, trong khi sếp nữ còn dành thời gian suy nghĩ rồi cân nhắc, đắn đo… thì sếp nam đã “chốt hạ” quyết định một cách nhanh chóng và dứt khoát.
Chẳng hạn, dự án đang triển khai cần đầu tư gấp khoản ngân sách lớn. Trong tình huống này, chỉ trong 1 giờ đồng hồ sếp nam đã quyết định có đầu tư hay không một cách rất quyết đoán. Còn sếp nữ thường mất hơn 1 giờ để tính toán thiệt hơn, phân vân chọn lựa, đắn đo cân nhắc… rồi mới đưa ra quyết định.
Sếp nữ gắn kết với nhân viên hơn
Sếp nữ biết lắng nghe và giỏi nắm bắt tâm lý nên dễ gắn kết và xây dựng mối quan hệ thân thiết với nhân viên. Vì vậy, nhân viên thường chỉ cảm thấy ngưỡng mộ, nể sợ sếp nam còn với sếp nữ thì có cảm giác gắn bó, gần gũi hơn. Theo đó, khả năng giải quyết mâu thuẫn cũng như tạo môi trường làm việc thân thiện của sếp nữ cao hơn.
Ví dụ, một nữ nhân viên vừa ly hôn chồng nên tâm trạng bất ổn dẫn đến tính toán sai số liệu. Sếp nữ sẽ dành thời gian trò chuyện và an ủi, động viên khiến tâm trạng nhân viên ấy tốt hơn. Còn sếp nam thường chỉ quan tâm đến công việc chứ ít dành thời gian trò chuyện với nhân viên.
Sếp nam lý trí – sếp nữ cảm tính
Sếp nam thường hành động theo lý trí và ít bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Đánh giá của họ về cấp dưới phần lớn mang tính khách quan cao, tương xứng với năng lực thực sự của nhân viên. Chính vì vậy, nhân viên nào không giỏi giao tiếp và không giỏi “thảo mai” thường thích làm việc với sếp nam hơn.
Ngược lại, sếp nữ thường làm việc theo cảm tính nhiều hơn. Họ khá nhạy cảm với ngôn từ và thích được nghe những lời “êm tai”. Do đó bạn nên cẩn trọng lời nói nếu không muốn bị “mích lòng” sếp nữ nhé!
Mức độ theo sát tiến độ công việc
Về mức độ theo sát tiến độ công việc thì sếp nữ thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình làm việc của nhân viên nhiều hơn sếp nam. Nhờ đó, sếp nữ nắm bắt và giải quyết kịp thời mọi vấn đề xảy ra.
Còn sếp nam lại ít theo sát tiến độ dự án mà chủ yếu để nhân viên chủ động sắp xếp công việc. sếp nam chỉ cần nhân viên báo cáo kết quả là được. Họ đánh giá công việc dựa vào kết quả cuối cùng chứ ít quan tâm đến quá trình làm việc của cấp dưới.
Sếp nữ thường khen ngợi nhân viên hơn
Nếu không phải thành tích xuất sắc vượt trội thì sếp nam thường hiếm khi khen ngợi nhân viên trước mặt tập thể. Còn sếp nữ lại thường xuyên khen ngợi và khích lệ tinh thần làm việc mỗi khi nhân viên có biểu hiện tích cực trong công việc.
Chúng ta vừa điểm qua những khác biệt nhỏ trong phong cách lãnh đạo giữa sếp nam và sếp nữ. Thực ra, mọi vị sếp đều phải hội tụ đủ năng lực và phẩm chất cần thiết mới đảm nhận được vị trí lãnh đạo. Do đó, chúng ta nên dựa vào khả năng lãnh đạo để đánh giá cấp trên của mình chứ không nên dựa theo giới tính bạn nhé.
Xem thêm: Bẫy lương là gì? Ứng viên nào sẽ thường bị “bẫy lương”?
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.