Mentorship – Họ sẽ dạy bạn về công việc, cách yêu nghề và phát triển sự nghiệp
Mentorship là quá trình tạo dựng mối quan hệ giữa một người có kinh nghiệm dày dặn, hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực cụ thể (gọi là Mentor) và một người có ít kinh nghiệm, chuyên môn hơn (gọi là Mentee). Thông qua quá trình này, mentor hay người cố vấn sẽ dẫn dắt, định hướng và chia sẻ kinh nghiệm cho mentee để họ có thể học tập, phát triển năng lực và đạt được mục tiêu trong sự nghiệp.
Một người sếp giỏi sẽ giống như một mentor thực thụ, sẵn sàng chia sẻ mọi kinh nghiệm, không chỉ về mặt chuyên môn mà còn bao gồm tư duy, sự phát triển sự nghiệp, và những khó khăn khi bước vào vị trí quản lý cao cấp, có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và giúp nhân viên phát triển một cách toàn diện. Bằng cách này, người sếp không chỉ là người quản lý mà còn là người hướng dẫn, giúp bạn phát triển cả về mặt chuyên môn và cá nhân trong sự nghiệp của mình.
Lắng nghe ý kiến của nhân viên
Người sếp có khả năng lắng nghe tốt có thể đóng góp một cách lớn lao vào sự phát triển sự nghiệp của newbie. Bằng cách lắng nghe chân thành, họ có thể hiểu rõ những mục tiêu, định hình sự nghiệp và nhu cầu phát triển cá nhân của newbie. Điều này tạo ra cơ hội để tạo kế hoạch và cung cấp các cơ hội phù hợp với những mục tiêu đó.
Lắng nghe còn giúp người sếp đưa ra phản hồi xây dựng và hướng dẫn newbie về cách phát triển kỹ năng và năng lực. Bằng cách này, newbie có thể hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình, từ đó xây dựng sự phát triển có hướng và tích cực.
Bên cạnh đó, lắng nghe giúp người sếp xác định cơ hội phát triển phù hợp với newbie, từ việc tham gia vào các dự án mới, đào tạo đến khả năng chuyển đổi giữa các bộ phận khác nhau. Sự hiểu biết này không chỉ giúp họ hỗ trợ newbie giải quyết những thách thức mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực. Lắng nghe trở thành chìa khóa mở cửa cho một mối quan hệ làm việc mạnh mẽ và bền vững.
Tạo môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo
Một môi trường làm việc năng động và sáng tạo sẽ giúp cho nhân viên giảm bớt các áp lực trong công việc. Bên cạnh đó, khi có không gian tự do để thể hiện ý tưởng, nhân viên thường có xu hướng làm việc tích cực và đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.
Nhà quản lý có thói quen tạo động lực cho nhân viên sẽ luôn là hình mẫu người sếp lý tưởng mà người đi làm mong muốn. Vì dụ như: thiết kế văn phòng mở hay các không gian sáng tạo cho nhân viên, sử dụng slogan tạo cảm hứng hoặc linh hoạt hơn về thời gian làm việc, v.v.
Trao quyền cho nhân viên tự do phát triển
Theo nhiều nghiên cứu, đội ngũ nhân viên thường làm việc năng suất hơn và có tính cam kết cao hơn khi họ được chủ động trong công việc. Sự linh hoạt về nơi làm việc, thời gian làm việc hay khả năng ra quyết định, tất cả đều góp phần tạo động lực mạnh mẽ để nhân viên chủ động hơn trong công việc.
Nếu nhà quản lý chưa từng áp dụng cách này, hãy dần dần đưa nó vào quy trình làm việc. Một số chiến lược đơn giản mà bạn có thể thực hiện như sau:
- Cho phép nhân viên lựa chọn các dự án hoặc nhiệm vụ mà họ tự tin có thể thực thi và mang lại kết quả tốt.
- Cho phép nhân viên tự quản lý thời gian làm việc. Điều này tạo ra sự linh hoạt và giúp họ duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Cho phép nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định. Điều này giúp họ cảm thấy được là một phần quan trọng trong tổ chức, từ đó có động lực làm việc cao hơn.
Có thể nói, một người sếp khiến nhân viên muốn làm việc cùng chính là người có thể tạo động lực và truyền cảm hứng cho cấp dưới của mình. Động lực làm việc đóng vai trò quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất!
Xem thêm: Navigos Group cùng VietnamWorks đạt nhiều giải thưởng quốc tế về phát triển cộng đồng
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.