adsads
Untitled design
Lượt Xem 67 K

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty có xu hướng chỉ tập trung chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mới hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm. Mặc dù việc đào tạo cho nhân viên ít kinh nghiệm là rất cần thiết, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy rằng các chương trình đào tạo ở tất cả các cấp độ đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất dài hạn của nhân viên và lợi ích của họ khi làm việc trong một tổ chức.

 

1. Đánh giá nhu cầu của công ty bạn

Trước khi bạn phát triển một chương trình đào tạo, hãy xác định những kĩ năng, sở thích của từng nhân viên để đảm bảo chúng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty. Có rất nhiều kịch bản và khả năng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và phát triển nhân viên, đó là lý do tại sao bạn cần phải đánh giá chính xác:

  • Mục tiêu, sứ mệnh, điểm mạnh và điểm yếu của công ty
  • Vai trò và trách nhiệm của nhân viên: Mô tả công việc của nhân viên nên là cơ sở cho việc đào tạo.
  • Hoạt động và hành vi của nhân viên trong công việc: Các cuộc đánh giá hiệu quả công việc định kì có thể cho thấy rõ những khoảng trống về kiến thức và kĩ năng của nhân viên, đó chính là điểm mà bạn cần đưa vào chương trình đào tạo.
  • Các quan sát của chính bạn về tương tác giữa các nhân viên: Nhân viên, trưởng nhóm hay quản lý có chia sẻ thẳng thắn về điều họ cảm thấy tự tin hoặc không tự tin trong công việc của họ không?
  • Yêu cầu, quy định của công ty: Luôn giữ vững các quy định theo Luật lao động, các quy định khác của Nhà nước, cũng như nội quy công ty để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân viên.

 

2. Hiểu nhân viên của bạn

Trước khi bàn đến mục tiêu và kế hoạch đào tạo, hãy tìm hiểu nhân viên của bạn tốt hơn bằng cách khảo sát những thông tin như sở thích, trình độ học vấn và mức độ chuyên môn. Bằng cách thu thập mọi thông tin liên quan, bạn có thể thiết kế chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu của công ty cũng như bản thân của từng nhân viên. Những điều này sẽ rất cần thiết khi các nhà tuyển dụng quyết định phương pháp học thích hợp cho từng chương trình, cho từng đối tượng. Nó cũng cho phép nhà tuyển dụng biên soạn các tài liệu hỗ trợ mang lại lợi ích tối đa cho người tham gia.

Phát triển nguồn nhân lực - Chương trình đào tạo hoàn hảo cho nhân viên

Một số điều nên lưu ý khi thiết kế chương trình đào tạo như sau:

  • Tích cực thu thập ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân viên
  • Chứng minh rằng các khóa đào tạo sẽ giúp nhân viên đạt được mục tiêu của họ
  • Liên hệ với các tình huống thực tế liên quan đến các khái niệm và chủ đề của chương trình đào tạo
  • Tạo điều kiện để nhân viên thể hiện được tiềm năng của họ trong khoá đào tạo cũng như trong công việc hằng ngày
  • Đưa ra các mục tiêu của chương trình trước buổi tập huấn để nhân viên nhận thấy nó sẽ giúp họ cải thiện hoạt động của họ như thế nào

 

3. Theo dõi tiến độ và công nhận những cá nhân đạt thành tích cao

Bạn cần chú ý theo dõi tiến bộ của nhân viên sau chương trình thông qua các đánh giá và chỉ số cụ thể. Bạn cũng nên thu thập phản hồi sau chương trình về các chủ đề mà nhân viên thấy hữu ích nhất, điều họ nghĩ rằng chương trình cần cải thiện và các chủ đề họ muốn được học hỏi thêm trong tương lai.

Ngoài việc theo dõi sự tiến bộ của nhân viên, bạn hãy nhớ ghi nhận và khen thưởng khi họ hoàn thành được một công việc khó. Điều này có thể đơn giản như một bức thư cảm ơn, giấy chứng nhận, thông báo trên phương tiện truyền thông nội bộ của công ty hoặc tuyên dương trước mặt các đồng nghiệp của họ. Đó sẽ là nguồn động lực cho nhân viên tiếp tục phát triển nghề nghiệp, một yếu tố quan trọng trong hiệu quả tổng thể của quá trình đào tạo nhân viên.

Nhu cầu của nhân viên về chương trình đạo tạo trong các gói phúc lợi

Các nhân viên ngành Quảng cáo/Truyền thông và Kiến trúc/Thiết kế nội thất đặc biệt quan tâm tới các chương trình đào tạo chuyên môn trong các gói phúc lợi của mình. Tải ngay Báo cáo Phúc Lợi Nhân Viên Việt Nam năm 2017 để tìm hiểu thêm về các nhu cầu khác!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers