adsads
Lượt Xem 301

Kết hợp kỹ năng mềm và AI – Bí quyết để “tăng tốc” sự nghiệp 

Môi trường làm việc ngày càng hiện đại hoá đã cho thấy, khi bạn biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng mềm và AI, bạn không chỉ làm việc hiệu quả hơn mà còn chứng minh được khả năng và tư duy của mình.

AI có thể giúp bạn tự động hóa các quy trình, phân tích dữ liệu, nhưng khả năng điều phối, lãnh đạo và ra quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào bạn. Chẳng hạn như là khi bạn làm việc với đội nhóm,  AI có thể hỗ trợ bạn trong các tác vụ quản lý dự án qua công cụ như Trello hoặc Asana, giúp phân bổ công việc và theo dõi tiến độ. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu hoặc thông tin bên ngoài thì khả năng lắng nghe và giải quyết mâu thuẫn mới là những yếu tố khiến bạn trở thành một leader giỏi.

Nếu bạn đang chuẩn bị cho một buổi họp quan trọng với ban lãnh đạo, AI có thể hỗ trợ bạn chuẩn bị dữ liệu hoặc tạo báo cáo chi tiết thông qua các công cụ như Google Analytics để phân tích số liệu hoặc Tableau để trực quan hóa thông tin. Thế nhưng, chính kỹ năng thuyết trình, khả năng truyền đạt ý tưởng và sự tự tin của bạn mới là yếu tố quyết định liệu thông tin đó có thuyết phục được các sếp hay không.

Không những thế, trong những tình huống cần đàm phán khéo léo hoặc giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng mềm sẽ phát huy sức mạnh. Một lời nói đúng lúc, một cách lắng nghe chân thành, hoặc sự kiên nhẫn trong các cuộc trao đổi – tất cả đều là những kỹ năng giúp bạn tạo dựng lòng tin trong công việc.

Mặc dù vậy, bạn vẫn nên kết hợp AI vào công việc, bạn có thể ứng dụng thêm các công cụ AI như ChatGPT hoặc Gemini để soạn thảo email, lên ý tưởng cho các buổi họp, hoặc thậm chí hỗ trợ trong việc viết báo cáo để tiết kiệm thời gian. Ngoài ra như Microsoft Teams cũng có các tính năng AI như tổ chức cuộc họp, ghi chú tự động và theo dõi các nhiệm vụ đã phân công mà bạn có thể ứng dụng, chứ không riêng gì việc giao tiếp.

Việc phát triển song song kỹ năng mềm và sử dụng AI một cách thông minh còn giúp bạn trở thành một nhân viên toàn diện, đặc biệt cần thiết trong thời kỳ sếp đang tìm kiếm những người có khả năng đóng góp lâu dài cho công ty. 

Cách trau dồi kỹ năng mềm và: Giải pháp thực tiễn cho sự nghiệp thăng tiến

Để không bị AI “vượt mặt,” bạn cần có chiến lược rõ ràng để phát triển những kỹ năng như giao tiếp, tư duy phản biện, và khả năng sáng tạo. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể giúp bạn trau dồi kỹ năng mềm của mình:

Xin feedback trực tiếp từ sếp và đồng nghiệp

Thay vì chỉ học lý thuyết suông, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về những điểm mạnh – yếu của mình về kỹ năng mềm ngay, bằng việc xin nhận xét/ đánh giá từ đồng nghiệp và sếp. Chẳng hạn, nếu bạn vừa kết thúc một cuộc họp với sếp hoặc đồng nghiệp, hãy hỏi sếp hoặc đồng nghiệp về điểm mạnh và yếu trong cách trình bày của bạn. Điều này đã có thể là một bài học giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc thực tế và nhận ra những lỗi mà mình không để ý.

Ứng dụng kỹ thuật “active listening” trong các cuộc họp quan trọng

Kỹ năng lắng nghe chủ động là một trong những yếu tố quan trọng để tạo dựng mối quan hệ và giải quyết mâu thuẫn trong công việc. Trong mỗi cuộc họp, hãy thử áp dụng phương pháp “lắng nghe phản ánh” bằng cách nhắc lại ý kiến của người khác và hỏi rõ hơn để tránh hiểu lầm. Ví dụ, nếu sếp nêu ra một vấn đề, hãy đảm bảo bạn hiểu đúng ý bằng cách nói: “Theo em hiểu, anh/chị đang muốn chúng ta tập trung vào giải pháp X đúng không?”

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bắt đầu với các bài tập thực hành hàng ngày

Bạn có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách áp dụng các phương pháp như “5 Whys” hay “Mind Mapping” trong các tình huống thực tế tại công ty. Hãy thử giải quyết những thách thức nhỏ như sự chậm trễ trong tiến độ dự án, và mỗi lần như vậy, hãy ghi lại cách bạn phân tích nguyên nhân và tìm ra giải pháp. Để làm việc hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với một phần mềm hỗ trợ tư duy như XMind hay Lucidchart.

Tham gia các khóa học kỹ năng mềm chuyên sâu

Ngày nay, có rất nhiều khóa học trực tuyến và offline giúp bạn cải thiện kỹ năng mềm, từ giao tiếp, quản lý thời gian cho đến làm việc nhóm. Những khóa học này không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn tạo cơ hội cho bạn thực hành qua các bài tập tình huống thực tế. Bạn có thể tham khảo những nền tảng như Coursera, LinkedIn Learning, Future Learning hoặc thậm chí tham gia các workshop offline thường được tổ chức bởi những người có tiếng trong lĩnh vực của bạn.

Tìm hiểu về therapy là gìdemographic là gì để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng và xu hướng thị trường.

Tìm cho mình một người cố vấn (mentor)

Một mentor có kinh nghiệm sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng mềm một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mentor có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn để giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về những điểm mạnh và yếu của bản thân. Qua đó, bạn có thể nhận được những lời khuyên giá trị để cải thiện kỹ năng và tránh những sai lầm không đáng có. 

Nếu bạn không tìm được mentor ở ngoài, thì nếu trong công ty có những nhân viên giàu kinh nghiệm, bạn đừng ngần ngại gì mà không xin họ lời khuyên hay thậm chí lịch sự nhờ họ làm người hướng dẫn cho bạn trong một số đầu mục công việc.

Khám phá sampling là gìintegrity là gì để nâng cao kỹ năng nghiên cứu và đảm bảo độ chính xác.

Đặt mình vào những tình huống thực tế

Không có cách nào tốt hơn để rèn luyện kỹ năng mềm ngoài việc thực hành trong các tình huống thực tế. Hãy chủ động tham gia các dự án liên phòng ban, là cơ hội mà bạn phải làm việc với nhiều đồng nghiệp có tính cách và phong cách làm việc khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng làm việc nhóm, lắng nghe ý kiến khác biệt và học cách quản lý mâu thuẫn. 

Tìm hiểu về công tố viên là gìbartender là gì để mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong ngành dịch vụ.

Xem AI là “bạn”, không phải là “thù”

Thay vì lo lắng về việc AI sẽ thay thế mình, hãy coi nó như một công cụ hỗ trợ để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Nếu bạn làm trong lĩnh vực marketing, hãy thử sử dụng AI để phân tích hành vi khách hàng và dự đoán xu hướng tiêu dùng. 

Để trau dồi kỹ năng này, bạn có thể tìm xem các video về cách đặt Prompt, cách huấn luyện AI có nhiều trên Youtube hoặc tham gia các khóa học trực tuyến về AI như Coursera hoặc Udemy. Việc hiểu rõ cách AI hoạt động sẽ giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng, biến nó thành công cụ đồng hành trong quá trình làm việc.

Bằng cách áp dụng những giải pháp trên, bạn không chỉ nâng cao kỹ năng mềm mà còn tạo được ấn tượng mạnh với sếp. Kỹ năng mềm là thứ giúp bạn vượt qua các thử thách trong công việc, giữ vị trí quan trọng trong tổ chức, và chắc chắn AI sẽ không thể “vượt mặt” bạn khi bạn đã làm chủ những kỹ năng này. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ luôn phát triển tích cực hơn mỗi ngày và đừng quên theo dõi VietnamWorks để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Xem thêm: 5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ nghỉ lễ khiến tinh thần làm việc của bạn bị suy giảm. Vậy làm sao để giữ vững phong độ và duy trì động lực làm việc, đạt được mục tiêu cuối năm mà vẫn giữ được sức khỏe và tinh thần lạc quan? 

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ nghỉ lễ khiến tinh thần làm việc của bạn bị suy giảm. Vậy làm sao để giữ vững phong độ và duy trì động lực làm việc, đạt được mục tiêu cuối năm mà vẫn giữ được sức khỏe và tinh thần lạc quan? 

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers