adsads
Untitled design 38
Lượt Xem 6 K

Giải pháp tốt nhất khi deal lương “thấp giá” là gì? Liệu nhảy việc có phải là hướng đi tốt?

 

Xem xét lại chính bản thân mình

Thực sự, vấn đề thương lượng lương luôn diễn ra và kết thúc bởi 2 phía: chính chúng ta và nhà tuyển dụng. Vì thế trước khi tìm cách giải quyết, hãy dành thời gian bình tĩnh để review lại chính bản thân mình.

Review xem mức lương hiện nay bạn nhận được và mức lương chung ở vị trí tương đương tại nhiều công ty có chênh lệch nhau quá nhiều hay không. Sự so sánh cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như: vị trí làm việc, mức độ chuyên sâu về chuyên môn, yêu cầu kinh nghiệm, mô tả công việc…

Cũng nên xem xét lại toàn bộ những gì mà bạn đang làm cho công ty. Chẳng hạn như công việc có quá sức so với bảng mô tả mà bạn nhận được như lúc thỏa thuận? Chuyên môn có đúng với năng lực của bạn? Thậm chí nhớ lại xem mình đã thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn hay chưa?

 

Bày tỏ nguyện vọng

Phát hiện deal lương "bị thiệt", liệu có nên nhảy việc?

Có những công ty có chính sách khá cởi mở trong việc review công việc giữa nhân viên với cấp trên. Định kỳ sau 2 tháng thử việc hoặc 6 tháng đều có review. Và đây chính là cơ hội để bạn bày tỏ nỗi lòng của mình.

Tất nhiên, việc review ở đây không phải là công cuộc đấu tranh để được tăng lương bằng mọi giá chỉ vì tôi muốn nhận mức lương cao hơn. Tất cả đều phải có cơ sở. Cơ sở ở đây là dữ liệu về mức lương chung của ngành nghề. Cơ sở ở đây là kinh nghiệm và năng lực của bạn đã thể hiện trong quá trình làm việc…

Nếu trong trường hợp bạn chỉ vừa mới vào công ty, đừng để đây là nguyên nhân dẫn đến sự chán nản. Bởi lẽ rằng sau 2 tháng thử việc và thương lượng để ký hợp đồng chính thức, bạn luôn có cơ hội để trình bày nguyện vọng với cấp trên trước khi quyết định có trở thành một nhân viên chính thức ở đó hay không.

Lương luôn luôn là một vấn đề nhạy cảm vô cùng với tất cả chúng ta. Mức lương quá cao đôi khi mang về những áp lực. Mức lương quá thấp dễ làm bản thân chán nản, thiếu sự quyết liệt trong làm việc. Ở vị trí của những ứng viên, có lẽ chúng ta khoan hãy bàn đến câu chuyện đòi hỏi lương. Thay vào đó, cần có sự rạch ròi về mô tả công việc trước tiên. Từ đó mới có cơ sở để deal lương phù hợp.

Có câu nói rằng: Điều tốt nhất chính là điều phù hợp nhất. Không thể phủ nhận lương là động lực để cố gắng, là mục tiêu rất quan trọng với người làm việc. Song, nếu mức lương tạm thời chưa được như ý nhưng đó thực sự là một môi trường làm việc tốt, đó là nơi mà chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều. Vậy thì, đừng vội vàng quyết định để rồi sớm hối tiếc. Thời gian còn dài để thể hiện và nếu làm tốt, bạn hoàn toàn sẽ được tăng lương.

Ngược lại, nếu chính sách công ty quá cứng nhắc và bản thân bạn đã nỗ lực, tạo nên những hiệu quả công việc nhất định nhưng vẫn không được ghi nhận thì đó sẽ là một câu chuyện khác. Câu chuyện của việc đặt câu hỏi: Bản thân chúng ta có nên tiếp tục gắn bó hay không?

Một trong những điều rất quan trọng khi đi làm chính là tâm lý. Mang tâm lý “bị thiệt” sẽ dễ khiến chúng ta chán nản và buông tay. Thay đổi một chút, tâm lý sòng phẳng, tự tin đấu tranh để đạt được kết quả xứng đáng và luôn lạc quan để sẽ mang đến nhiều kết quả bất ngờ hơn. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đã lâu không tìm việc, làm sao để biết mình "đáng giá" bao nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng?

Sau một khoảng thời gian dài tạm dừng công việc để chăm sóc gia đình, học tập, hay chỉ đơn giản là “ngồi” quá lâu...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bài Viết Liên Quan

Đã lâu không tìm việc, làm sao để biết mình "đáng giá" bao nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng?

Sau một khoảng thời gian dài tạm dừng công việc để chăm sóc gia đình,...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers