Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) là tập hợp các hành động có liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, mua nguyên liệu thô và tạo ra thành phẩm. Họ cũng tập trung vào việc cải thiện các quy trình chuỗi cung ứng để mang lại lợi ích cho khách hàng và đối tác kinh doanh.
Quy trình của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm: Lên kế hoạch -> Thiết kế sản phẩm -> Nhập nguyên vật liệu -> Sản xuất -> Đánh giá sản phẩm -> Trung gian phân phối -> Thu thập phản hồi và hỗ trợ.
Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất. Khi quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng chiến lược kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, giảm lượng hàng tồn kho và tăng lợi nhuận sau thuế.
Quản lý logistic là gì?
Quản lý logistics là một phần của chuỗi cung ứng, có nhiệm vụ tối ưu hóa chuỗi hàng hóa, dịch vụ và đảm bảo thông tin vận chuyển giữa khách hàng và nhà sản xuất.
Logistics xuất hiện từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng, từ việc thu mua nguyên liệu thô cho đến sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hoạt động logistics hiệu quả mới có thể nâng cao lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hiện nay, logistics được chia thành 3 loại là: Inbound Logistics (Logistics đầu vào), Outbound Logistics (Logistics đầu ra) và Reverse Logistics (Logistics ngược).
Phân biệt quản lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng là 2 khái niệm khác nhau nhưng rất ít người có thể phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
Giống nhau
Quản lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng đều tập trung vào dòng chảy của hàng hóa của doanh nghiệp, đều là hoạt động để di chuyển và cung cấp hàng hóa một cách hiệu quả nhất.
Mặc dù logistics chỉ là một thành phần quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng nhưng cả hai hoạt động đều mục đích cuối cùng là hỗ trợ sự thành công của doanh nghiệp và phân biệt nó với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời tăng sự hài lòng của khách hàng.
Khác nhau
Quản lý chuỗi cung ứng có nhiệm vụ vạch ra chiến lược và các hoạt động liên quan đến việc lập kế hoạch, đi tìm nguồn cung ứng, sản xuất và cung ứng hàng hóa, xử lý hàng hóa tồn đọng, hàng hóa trả lại. Còn quản lý logistics lại tập trung vào việc đưa sản phẩm vào đúng nơi đúng thời điểm, các hoạt động diễn ra với mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm đến điểm cuối cùng (tay người tiêu dùng).
Sự khác biệt chính giữa quản lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng được thể hiện rõ trong bảng so sánh dưới đây:
Quản lý logistics | Quản lý chuỗi cung ứng | |
Ý nghĩa | Quản lý quá trình di chuyển và duy trì hàng hóa trong, ngoài tổ chức
Nói cách khác, logistics là dòng chảy của hàng hóa từ kho lưu trữ, kho bãi của doanh nghiệp đến người tiêu dùng |
Điều phối và quản lý các hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm cả nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và cả sản phẩm hoàn trả, quay ngược. |
Mục tiêu | Đem đến sự hài lòng cho khách hàng | Tạo sự cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí sản xuất |
Sự phát triển | Khái niệm logistics đã xuất hiện từ sớm | Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng mới xuất hiện, có thể coi là một khái niệm hiện đại |
Số lượng đơn vị tham gia | Một tổ chức nhất định | Nhiều tổ chức liên kết với nhau tạo thành một chuỗi |
Mối liên hệ | Quản lý logistics là một phần nhỏ trong quy trình của quản lý chuỗi cung ứng | Quản lý chuỗi cung ứng có thể xem là phiên bản mới của quản lý logistics |
Mô tả công việc | Người quản lý logistics thực hiện các công việc sau:
|
Người quản lý chuỗi cung ứng thực hiện các công việc sau:
|
Sự cạnh tranh về mặt kinh tế đang càng ngày càng gay gắt không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế. Vì thế, quản lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang dần khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ qua bài viết đã giúp bạn phân biệt được quản lý chuỗi cung ứng và quản lý logistics. Đừng quên theo dõi chúng mình để có thêm các bài viết bổ ích về khái niệm và kỹ năng các ngành nghề khác nhé!
Xem thêm: Muốn trở thành analyst, bạn cần theo học ngành gì?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.