Pain Point là gì?
Pain Point (nỗi đau) là một thuật ngữ được sử dụng trong Marketing nhằm mô tả về các vấn đề đau đầu mà khách hàng phải đối mặt thường xuyên trong cuộc sống. Bất kể là lĩnh vực nào, xảy ra ở đâu, nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm ra các “điểm đau” này để đưa ra giải pháp nhằm giảm đau chúng bằng dịch vụ, sản phẩm của mình.
Xem thêm:
- Khám phá Brand Awareness là gì – Chìa khóa tạo dấu ấn thương hiệu
- Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity
- Telemarketing là gì? Cơ hội việc làm trong ngành
- Event plan là gì? 6 kỹ năng của Event plan thành công
- Marcom là gì? 9 công cụ Marcom phổ biến hiện nay
- Activation là gì? 6 hình thức Activation thường gặp
- PB là gì? Chi tiết công việc và tố chất cần có của một PB
Lợi ích của việc sử dụng Pain Point trong Marketing
Đôi khi người tiêu dùng không nhận ra những vấn đề mà họ gặp phải, việc doanh nghiệp kích thích và giúp khách hàng nhận ra Pain Point của họ sẽ có nhiều lợi ích như:
- Chinh phục được khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Dễ dàng quảng bá thương hiệu bằng việc sử dụng các chiến lược Marketing đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, thu hút được các nhóm khách hàng tiềm năng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cùng phân khúc khách hàng nhờ khả năng giải quyết Pain Point của khách hàng.
Những kiểu Pain Point phổ biến và cách giải quyết
Pain Point về tài chính
Đây là điểm đau khiến khách hàng phải cân nhắc và suy nghĩ khi tiếp cận dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Việc này thường xảy ra khi khách hàng phải bỏ một khoản chi phí lớn để sở hữu giá trị mà họ mong muốn. Thông thường khi đứng trước Pain Point về tài chính, khách hàng sẽ có những xu hướng như:
- Tuổi thọ sử dụng sản phẩm: Có những nhóm khách hàng sẽ ưu tiên chi phí dài hạn bằng cách chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ có tuổi thọ cao. Có những nhóm khách hàng lựa chọn chi tiêu ngắn hạn cho sản phẩm giá rẻ, chất lượng sản phẩm thấp và tuổi thọ ngắn.
- Hình thức thanh toán: Đối với các mặt hàng giá cao, một số khách hàng sẽ lựa chọn thanh toán theo thời hạn hơn là thanh toán hết trong một lần.
- Hành vi mua hàng lặp lại: Các mặt hàng được sử dụng thường xuyên người tiêu dùng thường lựa chọn mua hàng số lượng lớn để tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngược lại, có những nhóm người tiêu dùng chỉ cần sử dụng một lần. Những người tiêu dùng lo lắng về khoản phí thường lựa chọn các sản phẩm tái sử dụng nhiều lần.
Pain Point về hiệu suất
Khách hàng gặp vấn đề về quản lý thời gian khi họ phải dành quá nhiều thời gian trong một điều gì đó. Họ sẽ luôn tìm kiếm những phải giáp giải quyết vấn đề nhanh nhất, vừa tiện lợi vừa đem lại sự thoải mái. Ví dụ: Khách hàng là người rất thích uống cà phê phin vào mỗi buổi sáng, tuy nhiên thời gian chuẩn bị lại mất tận 30 phút khiến họ phải dậy sớm hơn bình thường. Do đó, máy làm cà phê phin nhỏ gọn giúp tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo được hương vị, vừa nhanh chóng.
Các tổ chức tài chính thường đối mặt với pain point về dịch vụ khách hàng hoặc vấn đề vận hành phức tạp, do đó, việc bank tuyển dụng các chuyên viên ngân hàng có kinh nghiệm là cần thiết để đảm bảo quy trình hoạt động suôn sẻ.
Pain Point về tìm kiếm trực tuyến
Đây là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải, khách hàng khi muốn tìm kiếm sản phẩm thường sẽ sử dụng Internet. Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa đầu tư phát triển trong nền tảng mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm. Một số ít doanh nghiệp có website đơn giản, chưa cập nhật thông tin đầy đủ. Việc này gây khó khăn cho khách hàng khi phải đến tận cửa hàng, showroom để tìm hiểu về sản phẩm.
Để giải quyết Pain Point này, doanh nghiệp cần xây dựng một trang web đầy đủ thông tin, tích hợp với các công cụ tư vấn qua tin nhắn, hotline. Đây sẽ là một bước tiến lớn và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng trong tìm kiếm trực tuyến.
Một trong những pain point phổ biến nhất của các doanh nghiệp là không có hệ thống hỗ trợ khách hàng hiệu quả, điều này tạo nên nhu cầu cấp thiết về tuyển dụng call center nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến phản hồi và chăm sóc khách hàng.
Pain Point về thanh toán
Ngày nay, thời đại công nghệ ngày càng phát triển, các hình thức thanh toán cũng được tối ưu hóa quy trình và giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp cũng nên mở rộng thêm nhiều phương thức thanh toán như thẻ ngân hàng, ví điện tử, tiền mặt,… để có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với khách hàng.
Pain Point về theo dõi và vận chuyển hàng hóa
Đặt hàng trên mạng đang ngày càng phổ biến nhiều hơn, nhu cầu theo dõi đơn hàng vận chuyển của người mua cũng tăng lên. Việc không thể theo dõi quá trình đơn hàng khiến họ gặp khó khăn, không chủ động trong thời gian nhận hàng, gây bất tiện và khó xử lý nếu đơn hàng bị thất lạc. Các doanh nghiệp nên tận dụng công nghệ trong quy trình kiểm soát đơn hàng, cập nhật vị trí và trạng thái đơn cho người mua giúp họ yên tâm và chủ động thời gian nhận hàng hơn, tránh tỷ lệ hoàn hàng cao.
Hướng dẫn cách tìm ra Pain Point của khách hàng
Thực hiện nghiên cứu định tính
Phương pháp phổ biến nhất giải mã các nguyên nhân tạo Pain Point của khách hàng là nghiên cứu định tính. Tiến hành phương pháp này giúp doanh nghiệp có nhiều góc nhìn về “điểm đau” của khách hàng tiềm năng. Các câu hỏi nghiên cứu định tính thường sẽ là câu hỏi cá nhân hóa, câu hỏi mở và tập trung nhiều vào câu trả lời chi tiết.
Để nhận được các câu trả lời, doanh nghiệp cần lấy thông tin khách hàng thông qua bộ phận chăm sóc khách hàng và sales. Sau đó sẽ bắt đầu xây dựng hành trình khách hàng để tìm được “điểm đau” qua các giai đoạn:
- Ý thức về nhu cầu
- Tìm kiếm nguyên nhân, thông tin
- Đưa ra đánh giá từng lựa chọn
- Hành động mua hàng
Lắng nghe khách hàng
Lắng nghe khách hàng qua những phản hồi, thắc mắc và góp ý trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm ra được Pain Point của họ. Doanh nghiệp cần tập trung chú ý khai thác vấn đề của khách hàng để giải mã đúng “nỗi đau” một cách chính xác.
Cách tiếp cận đơn giản nhất là chủ động đưa ra các câu hỏi chăm sóc khách hàng. Việc này giúp hiểu hơn suy nghĩ của họ về sản phẩm, dịch vụ. Các câu trả lời này sẽ giúp bạn nhận ra được điểm đau của họ, từ đó cải thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình bán hàng.
Nghiên cứu từ bộ phận Sales
Bộ phận nhân viên bán hàng là người làm việc trực tiếp với khách hàng, là người hiểu rõ và giúp doanh nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng nhiều nhất. Vì vậy, việc lấy thông tin từ bộ phận sales về khách hàng rất quan trọng, họ là cầu nối kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng tiềm năng.
Tuy nhiên, để có được những thông tin giá trị, bạn cần phải tìm hiểu và phân loại rõ ràng những khó khăn của người bán và người tiêu dùng.
Tìm hiểu Pain Point khách hàng của đối thủ
Nghiên cứu Pain Point khách hàng của đối thủ giúp doanh nghiệp biết được các chiến lược nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng. Các câu hỏi thường được đặt ra là: Đối thủ đang nhắm đến các Pain Point của đối tượng mục tiêu nào? Mặt hàng kinh doanh để giải quyết các Pain Point là gì?
Tra cứu website của đối thủ là việc đơn giản nhất giúp đánh giá được Pain Point đối thủ nhắm tới. Sau đó, chọn lọc những điểm phù hợp cho doanh nghiệp và biến nó thành của riêng doanh nghiệp bạn.
Khi doanh nghiệp gặp phải pain point liên quan đến quy trình kỹ thuật hoặc thiếu nhân sự có kỹ năng chuyên môn, việc tìm kiếm việc làm AutoCAD là một giải pháp tối ưu để xử lý những thách thức trong công việc.
Doanh nghiệp cần làm gì để giải quyết điểm đau của khách hàng?
Tối ưu hóa hàng trình khách hàng – Customer Journey
Việc tối ưu hóa hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng thêm nhiều trải nghiệm của họ thông qua các điểm chạm. Để đánh giá được hành trình khách hàng đã đạt hiệu quả hay chưa, bạn có thể tự trải nghiệm với tư cách là khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ghi chú lại những điểm đau hay gặp
Ghi chú lại các điểm đau khách hàng thường xuyên gặp sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp. Từ đó, tăng thêm sự hài lòng của khách hàng, giúp bộ phận chăm sóc khách hàng giải quyết vấn đề nhanh hơn.
Việc quản lý không hiệu quả thường là một pain point lớn của các doanh nghiệp, và việc việc làm quản lý để tìm những người có khả năng lãnh đạo và tối ưu hóa nguồn lực là điều cần thiết để giảm thiểu những khó khăn này.
Tự động hóa các quy trình nội bộ
Tự động các quy trình nội bộ giúp giảm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả làm việc tổng thể. Ví dụ như khi sử dụng phần mềm quản lý thông tin khách hàng, bạn dễ dàng chuyển thông tin phản hồi, vấn đề của khách hàng qua các bộ phận liên quan. Việc này giúp giảm thời gian chờ đợi và giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn.
Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sáng tạo, nhu cầu tuyển dụng một 2D Artist tuyển dụng có khả năng hiểu được các pain point liên quan đến thiết kế và nghệ thuật thị giác là vô cùng quan trọng.
Tối ưu hóa hệ thống quản lý phản hồi
Hệ thống quản lý phản hồi giúp doanh nghiệp cập nhật, theo dõi các đánh giá của khách hàng thường xuyên hơn về dịch vụ và sản phẩm. Các câu trả lời tự động giúp tiết kiệm thời gian giải đáp thắc mắc, vừa tăng được sự tương tác với khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất.
Trên đây là tổng hợp chia sẻ cho chủ đề “Pain Point là gì?” mà VietnamWorks muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp giải đáp các thắc mắc về khái niệm, phương pháp giải quyết Pain Point hiệu quả. Cùng chờ đón thêm các bài viết hữu ích khác từ VietnamWorks nhé!
Đối với các công ty gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng, pain point này có thể được giải quyết bằng cách tuyển dụng chăm sóc khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.