Hồi đó công ty mình chủ yếu trả lương theo kiểu: nếu anh làm OT thì tính lương 150%, 100% là lương và 50% cộng vào ngày nghỉ phép. Lúc đó phải 3 – 4 tháng liền tháng nào mình cũng lãnh gấp đôi lương. Còn ngày nghỉ phép? Sau 2.5 năm làm việc mình xin nghỉ 1 kỳ nghỉ lớn, 2 tháng được ăn lương không phải đi làm, và mình vẫn còn thừa ra một ít ngày nghỉ khi chuyển hợp đồng sang công ty đối tác.
Chuyện đó là bình thường?
Đó là suy nghĩ của 1 đứa nhóc 2.5 năm tuổi nghề. Dự án cần, bạn không làm tức là bạn không yêu dự án, không hết lòng với công ty. Sau 1 năm rưỡi từ khi bước vào công ty, mình từ QC Junior level 1 trở thành QC senior level 2.
Rồi mình thay đổi. Cũng chính đứa nhân viên làm hết lòng vì công ty đó, sau này khi trở thành QA team lead lại là đứa mạnh miệng phản đối chuyện này nhất. Nó kiên quyết phản đối chuyện OT đến nỗi đã đắc tội với không biết bao nhiêu manager của công ty.
Sau này, khi ra đi vì một cơ hội mới, ấn tượng xấu nhất của mình về nơi đã nuôi nấng mình thành 1 QA trưởng thành chính là chính sách OT. Nhưng trớ trêu thay, sau này, khi vào một công ty khác, mình lại tiếp tục làm thêm giờ. Thậm chí chẳng phải là OT, mình không được trả thêm tiền nhưng mình vẫn làm. Mặc dù mình kiểm soát bản thân để làm cao lắm đến 9h rồi về nhưng không có ngày nào mình về nhà mà mình cảm thấy thỏa mãn. Mình không thức buổi tối giỏi, nhưng buổi sáng mình vẫn dậy sớm, tập thể dục và ngồi làm cho tới giờ đi làm.
Tại sao lại như vậy?
Mình vẫn hiểu được tâm mình muốn gì, nhưng thật khó diễn đạt thành lời. Chỉ đến khi mình được tham dự event Founders Stories: Empowering Women Entrepreneurship và nghe speaker hôm đó – Ms. Linh Thái, CEO & founder từ Rita & Phill kể chuyện, dù vốn chẳng focus vào việc OT lắm, mình mới giải thích rõ được mình thật sự cần gì để chuyện OT trở thành một việc hiệu quả. Đây là câu chuyện chị kể:
OT như thế nào để đem lại hiệu quả?
>> CLICK ĐỂ XEM TIẾP
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.