Alex Liu là đối tác quản lý và chủ tịch của A.T. Kearney, một công ty tư vấn quản lý toàn cầu hàng đầu cho các công ty, đa số thuộc nhóm Fortune Global 500, các tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận có ảnh hưởng nhất, với hơn 3.600 nhân viên, làm việc tại hơn 40 quốc gia. Ông đã làm việc với nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ tại hơn 50 quốc gia và được tạp chí Consulting bình chọn là 25 nhà tư vấn hàng đầu vào năm 2015. Alex Liu còn là thành viên của Hội đồng Kinh doanh Quốc tế (IBC), một cơ quan tư vấn cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới được thành lập để xác định và giải quyết các thách thức và giải pháp kinh doanh toàn cầu. IBC bao gồm 100 giám đốc điều hành toàn cầu từ nhiều ngành công nghiệp. Ông khẳng định niềm vui trong công việc là một trong những yếu tố để giữ chân nhân tài của những doanh nghiệp hàng đầu.
Với bề dày kinh nghiệm của mình, ông cho biết: “Giữa thời kì hoàng kim và niềm tin mãnh liệt vào thế giới số như hiện nay, nhân tố con người dường như đang dần bị quên lãng trong quá trình phát triển doanh nghiệp.”
Ngày nay, các công ty sẵn sàng bỏ ra rất nhiều vốn để đầu tư vào công nghệ, nhằm mục đích gắn kết con người với nhau, với khách hàng, và với cả các bên hữu quan khác. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cản trở cho việc này – có quá nhiều tầng lớp và các vòng tròn khép kín khác nhau, có nhiều nhân viên chỉ muốn ở trong vòng an toàn của họ, KPI chưa hiệu quả, hay không tiếp cận được những phương pháp liên kết và hoạt động mới mẻ.
Đây là một vấn đề nan giản. Nhưng niềm vui trong công việc có thể khiến cho tình hình trở nên tốt hơn, tại sao không? Có hai lí do chính cho việc này. Bản tính con người là muốn tìm kiếm niềm vui, còn niềm vui thì gắn kết con người lại với nhau hơn bất cứ thứ gì khác.
Sức mạnh của niềm vui sướng được thể hiện rất rõ trong thể thao. Khi một đội bóng thể hiện kĩ năng đáng kinh ngạc của mình ở mức tốt nhất, vượt qua mọi giới hạn và khó khăn, thì mỗi người chơi lúc này – thật ra, là cả hội trường trận đấu, đều đang ở trong một niềm hân hoan đến tột cùng, thậm chí có thể giúp nâng tầm đội đấu lên rất nhiều trong những trận kế tiếp! Sự thành công tạo ra niềm vui sướng. Niềm vui sướng tiếp “nhiên liệu” cho thành công sau này. Tất cả mọi người đều đang được cuốn vào với niềm hạnh phúc ấy.
Niềm vui được thể hiện rất rõ ràng như vậy trong các giải đấu vô địch, vậy còn trong kinh doanh thì sao? Câu trả lời là: Hoàn toàn giống như thế!
Trong bất cứ mọi thứ làm việc theo đội nhóm nào, niềm vui đều bắt nguồn từ sự kết hợp của sự hài hòa, sự ảnh hưởng và sự công nhận. Từ đó, các doanh nhân sẽ biết làm thế nào để đưa niềm vui vào trong tổ chức của mình một cách hiệu quả nhất.
Sự hài hòa
Để giúp cho đội giành được thắng lợi, thì mỗi người chơi đều phải gánh vác một vai trò của riêng họ. Một cầu thủ có thể là người chuyền bóng đáng tin cậy, cầu thủ khác có thể là người ghi bàn xuất sắc. Một người khác nữa có thể đóng vai trò là người “truyền lửa” và tiếp năng lượng cho cả đội. Khi những kĩ năng đa dạng và sức mạnh của họ trở nên ăn ý và hài hòa làm một, đó sẽ là một cảm giác vô cùng tuyệt vời.
Sự ảnh hưởng
Sự hài hòa của cả nhóm dẫn đến sức ảnh hưởng, từ đó tiếp “nhiên liệu” cho niềm phấn khởi. Cho dù kết quả là một trận đấu tuyệt vời, hay là một phút giây xuất thần, thì chắc chắn rằng ai ai cũng đều cảm thấy thật sự vui vẻ. Bạn có thể thấy họ choàng tay nhau, nhảy lên nhảy xuống mừng rỡ như một đứa trẻ con, và nói với nhau rằng: “Không thể tin chúng ta đã làm được điều này!”
Sự công nhận
Những huấn luyện viên giỏi sẽ hướng dẫn các cầu thủ của mình, khi có đồng đội ghi bàn, sẽ ngay lập tức chỉ tay hướng vào người đem lại cơ hội ghi bàn đó. Ghi nhận sự cống hiến của mỗi người, và cùng nhau chia sẻ lúc chiến thắng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho vòng tròn “niềm vui – thành công – niềm vui” như đã đề cập ở trên.
Đây là một mô hình với nhiều cơ hội cho các doanh nhân. Bằng cách cung cấp cho nguồn nhân lực thêm nhiều trải nghiệm về niềm vui khi làm việc nhóm, các nhà lãnh đạo sẽ có thể sử dụng chính nguồn năng lượng đầy thực tiễn này tổ chức của mình.
Để kiểm tra tiền đề này, A.T. Kearney đã tiến hành một cuộc khảo sát vào năm 2018 nhằm khai thác trải nghiệm tại nơi làm việc của nhân viên trên khắp Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc khảo sát bao gồm hơn 500 nhân công thuộc nhiều lứa tuổi trong các công ty có doanh thu trên 2 tỷ đô và trên các lĩnh vực khác nhau.
Đầu tiên, họ hỏi về việc nhân viên có cảm thấy vui vẻ khi làm việc hay không. Sau đó, họ yêu cầu những nhân viên được khảo sát xếp hạng một loạt những mẫu câu phản ánh kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để có thể đo lường liệu rằng những biến số này có tương quan với cảm giác vui vẻ tại nơi làm việc hay không.
Như được trình bày từ bảng dưới đây, những nhân viên nào cảm thấy vui vẻ tại nơi làm việc thường sẽ hoàn toàn đồng ý với mỗi mẫu câu được đưa ra hơn là những người còn lại. Điều này cho thấy rằng, các trải nghiệm có thể dễ dàng sản sinh ra niềm vui trong thể thao – cụ thể là sự hài hòa, sự tác động và sự công nhận, cũng sẽ có kết quả tương tự trong giới kinh doanh.
Khảo sát của A.T. Kearney còn cho thấy rằng, niềm vui nên được xuất phát từ sự trân trọng công lao của người khác. Những nhân viên nào tin rằng “công ty có đóng góp cho lợi ích của xã hội”, hay cảm thấy “cống hiến hết mình cho sứ mạng và tương lai của công ty” đều trải nghiệm được nhiều niềm vui chốn công sở. Tại nơi làm việc của chúng tôi, hầu hết 100% nhân viên đều thuộc thế hệ Millenial (những người sinh từ những năm 1980 đến 2000), đều mang một mục đích chung, đó là thu hút và giữ chân nhân tài.
Kết quả từ cuộc khảo sát này là vô cùng hợp lí. Cuộc sống là một đại lượng vector có lực và hướng. Sự theo đuổi niềm vui dẫn hướng đi, nhưng cảm nhận được sự vui sướng sẽ cho ta một cảm giác chắn chắn về những gì ta đang làm hàng ngày, cho công ty và cho cả những đồng nghiệp đang tiếp nghị lực cho chúng ta.
Vậy bài học ở đây là gì? Thường xuyên gắn kết niềm vui vào văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên khắng khít hơn, cùng nhau sẻ chia một mục tiêu chung, và thật sự tự hào về việc làm của mình.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng chỉ đến một danh từ được gọi là “khoảng cách niềm vui” tại nơi làm việc. Gần 90% người khảo sát mong muốn rằng họ sẽ được trải nghiệm một lượng lớn niềm vui trong khi làm việc, trong khi 37% cho rằng họ chỉ muốn trải nghiệm thật của chính họ. “Khoảng cách niềm vui” này cũng không bị giới hạn trong một nhóm thế hệ nào cả. Đối với thế hệ X và Millienial (đối tượng chính của cuộc khảo sát), thì “khoảng cách niềm vui” của từng thế hệ lần lượt là 57% và 44%.
Những người làm kinh doanh thường hay nghĩ nhiều về sự thành công, hiếm khi họ nghĩ tới niềm vui trong công việc. Trong nhiều trường hợp, một số ít thậm chí có nghĩ đến “khoảng cách niềm vui” ở tổ chức của họ, nhưng cuối cùng vẫn dẫn đến sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ của nhân viên cũng như sự tận tâm của cả nhóm. Và điều này thì cần được thay đổi.
Dưới đây là một vài bước để các nhà lãnh đạo có thể thực hiện để thúc đẩy niềm vui trong công việc:
Liệt kê những việc phải làm
Hãy khiến niềm vui là một trong những mục đích rõ ràng của công ty. Củng cố những kết luận của mình để đảm bảo rằng những nỗ lực của nhân viên đều được lắng nghe và được công nhận. Hãy đầu tư vào cả những phúc lợi về sức khỏe tinh thần cho cấp dưới của mình nữa.
Tạo dựng nền tảng
Bố trí những chương trình văn hóa / chương trình số mới với các đơn vị chéo, đội làm việc vòng tròn khép kín chéo. Để đây là nơi để cầu nối các nhóm làm việc tối đưa ra những sự tác động tối ưu nhất, cùng chia sẻ thành công và cả niềm hân hoan với nhau.
Điều chỉnh giọng điệu
Khuyến khích và chúc mừng cũng cá nhân hay nhóm làm việc nào có những nỗ lực phấn đấu cũng như có tác động tích cực đến xã hội. Ở vai trò của mình, hãy thật sự biểu lộ cảm xúc hân hoan. Và niềm vui sẽ được nhân đôi. Ở công ty của tôi, tôi luôn nhấn mạnh rằng, niềm vui chính là chìa khóa để “truy cập” vào nền văn hóa doanh nghiệp, dựa trên nền tảng về sự đa dạng, sự gia nhập, thời gian học nghề, và cả kĩ năng lãnh đạo nhân sự trong cuộc sống hàng ngày nữa.
Niềm vui cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như công nghệ đang làm vậy. Cả hai đều cần một sự gắn kết, giúp cho các tổ chức lớn có thể dễ dàng điều hành và thích nghi với những khó khăn phía trước. Công nghệ cung cấp cơ sở hạ tầng cho các mối quan hệ. Nhưng nền tảng vững chắc nhất chính là từ văn hóa trải nghiệm của nhân viên – bao gồm sự hài hòa, sự tác động và sự công nhận. Hay nói tóm lại, đó là từ hai chữ: Niềm vui!
— HR Insider / Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.