adsads
Lượt Xem 2 K

Dưới đây là 5 câu hỏi phỏng vấn hữu ích để đánh giá năng lực của ứng viên, dù phỏng vấn trực tiếp hay trực tuyến, giúp bạn tìm kiếm được những kỹ năng cần thiết cho môi trường làm việc hiện đại.

“Bạn thích làm việc độc lập hay theo nhóm?”

Mô hình làm việc kết hợp (hybrid working) dự kiến sẽ trở thành tiêu chuẩn cho nhiều tổ chức sau đại dịch. Một đội nhóm “hybrid” là đội ngũ phân tán một phần, với một số thành viên làm việc tại văn phòng và số còn lại làm việc từ xa.

Do đó, nhà tuyển dụng cần cân nhắc yếu tố này khi phỏng vấn. Hãy đánh giá xem ứng viên thích môi trường làm việc nào hơn và họ có thể phát huy năng lực tối đa trong hoàn cảnh nào. Câu hỏi “Bạn thích làm việc độc lập hay theo nhóm?” vốn đã quen thuộc, nhưng trong giai đoạn hậu Covid-19, câu trả lời của ứng viên sẽ mang ý nghĩa và tầm quan trọng hơn nhiều.

“Làm thế nào để bạn đảm bảo năng suất và động lực làm việc khi ở xa?”

Có thể khẳng định, làm việc từ xa sẽ không còn được coi là một đặc quyền sau đại dịch mà trở thành một yếu tố “thông thường” trong bảng mô tả công việc. Ứng viên sẽ ngày càng yêu cầu sự linh hoạt cao hơn để làm việc từ xa, cho dù đó là tại nhà riêng hay địa điểm thay thế.

Trong đại dịch, hầu hết các nhà quản lý hài lòng với năng suất của các nhóm làm việc từ xa. Điều này được cho là nhờ nhân viên từ xa có quyền tự do thiết lập thói quen và lịch trình làm việc riêng, giúp họ đạt hiệu quả tối ưu.

Do đó, việc tuyển dụng những ứng viên có khả năng tự chủ, năng động và duy trì động lực khi làm việc từ xa là vô cùng quan trọng.

“Bạn thực hành học tập xuyên suốt và nâng cao kỹ năng như thế nào?”

Trong tình hình kinh tế nhiều biến động, khả năng trang bị những kỹ năng cần thiết để vượt qua những thách thức đột ngột là yếu tố then chốt và “điểm cộng” của ứng viên.

Các nhà tuyển dụng cần tập trung cung cấp các chương trình đào tạo trực tuyến và xây dựng văn hóa học tập xuyên suốt trong tổ chức. Bên cạnh đó, nhân viên chủ động trau dồi kỹ năng cũng rất quan trọng, để việc nâng cao năng lực trở thành thói quen và mang lại động lực thúc đẩy hiệu suất cho họ.

Câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu liệu ứng viên có cam kết học tập xuyên suốt hay không và phương pháp mà họ sử dụng để đạt được điều đó. Bạn thậm chí có thể hỏi về những kỹ năng mới mà họ đã học gần đây và cách thức ứng viên tiếp thu kiến thức.

“Hãy kể về một lần bạn thất bại.”

Tương lai luôn tiềm ẩn nhiều điều không chắc chắn. Các tổ chức đang nhanh chóng thay đổi định hướng, tìm kiếm thị trường mới và khách hàng mới. Những biến đổi và bất định này đồng nghĩa với việc sẽ có những khó khăn, thử thách trong quá trình tái cơ cấu tổ chức và nhân sự.

Để thành công trong tương lai, kỷ nguyên làm việc mới không chỉ đòi hỏi khả năng học hỏi cao mà còn đòi hỏi sự thoải mái từ thất bại.

Bằng cách yêu cầu ứng viên kể về một lần thất bại, bạn có thể đánh giá được liệu họ có thực sự coi thất bại là cơ hội để học hỏi và phát triển hay không.

Bên cạnh đó, Nhà tuyển dụng cũng có thể tham khảo một số thông tin bên dưới để buổi phỏng vấn đạt được kết quả tốt nhất:

  • Sử dụng phương pháp phỏng vấn STAR (Situation, Task, Action, Result) để đánh giá năng lực ứng viên một cách cụ thể và chính xác.
  • Đưa ra các câu hỏi tình huống để đánh giá khả năng xử lý vấn đề và đưa ra quyết định của ứng viên.
  • Tham khảo ý kiến của các bộ phận khác trong quá trình phỏng vấn để có đánh giá toàn diện về ứng viên.

Với những nỗ lực và phương pháp tuyển dụng hiệu quả, bạn sẽ có thể tìm kiếm được những nhân tài phù hợp, góp phần vào sự thành công và phát triển của doanh nghiệp trong kỷ nguyên làm việc mới.

Xem thêm: Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng “Bài kiểm tra năng lực” để nhận diện nhân tài

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers