adsads
Lượt Xem 5 K

Việc thay đổi tư duy của bạn cũng quan trọng không kém, hay việc thích nghi với những nhiệm vụ và thách thức mới mà bạn có hàng ngày là điều tối thiểu cần có của một nhà quản lý. 

Bạn đã thực sự liệt kê những khó khăn mà bạn phải đối mặt khi chuyển sang một vị trí mới? Điều này nghe dường như dễ dàng, như thực tế, bạn sẽ tốn nhiều thời gian của mình để đảm nhận vị trí này. Hãy cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những thách thức mà người quản lý lần đầu cần vượt qua và cách để bạn dễ dàng đi qua những điều đó.

Những thách thức lớn nhất đối với người quản lý lần đầu

Giờ làm việc của người quản lý

Để thực hiện công việc sáng tạo, bạn cần thời gian để hòa vào dòng chảy và xem xét các khía cạnh khác nhau của một vấn đề hoặc giải pháp. Với tư cách là người quản lý, giờ đây bạn đang ở trong cái gọi là “giờ làm việc của người quản lý”. 

Giờ đây, thời gian của bạn được chia thành các khối dài hàng giờ, thường được lấp đầy bởi cuộc họp này đến cuộc họp khác. Điều này có thể khiến bạn khó hoàn thành mọi việc nếu không cẩn thận. 

Việc cần làm: Đừng ngại sắp xếp thời gian chặt chẽ cho cả bạn và nhân viên giống như bạn thực hiện tất cả các cuộc họp của người quản lý trước đó. Bằng cách “block” thời gian trên lịch của mình, bạn có thể đảm bảo rằng bạn thực sự có thể có một khoảng thời gian tuyệt vời không bị gián đoạn để thực hiện công việc quan trọng như quyết định chiến lược cấp cao cho nhóm của bạn.

Đối phó với vấn đề của người khác

Ai trong chúng ta cũng trưởng thành trong công việc của mình. Chúng ta sẽ có thể tự xử lý các vấn đề do mình gây ra. Thật không may, đó không phải là cách nó thực sự hoạt động trong thực tế.

Với tư cách là người quản lý lần đầu, đột nhiên vấn đề của những người khác trong nhóm bạn chính là nguyên nhân chính gây rắc rối lớn nhất. 

Một thành viên trong nhóm không hài lòng có thể nói cùng với những đồng nghiệp, khuyến khích phỏng vấn tại công ty khác. Hai thành viên trong nhóm xung đột có thể dẫn đến việc cả nhóm đứng về phía nào, ảnh hưởng đến thái độ và năng suất của mọi người.

Việc cần làm: Chấp nhận rằng các vấn đề sẽ phát sinh và tìm cách khắc phục các vấn đề khi chúng còn chưa “lây lan” ở diện rộng. Sự việc này thường đơn giản hơn rất nhiều khi bạn bắt đầu lắng nghe tiếng nói giữa hai người nhân viên, thay vì cố gắng giải quyết vấn đề lớn, bằng cách sửa chữa một nhóm bị chia rẽ hoặc đưa ra những chiến lược phù hợp hơn.

Trao quyền nhưng không làm

Nếu bạn được thăng chức lên quản lý, có thể là do bạn rất tuyệt vời. Bạn có thể chịu trách nhiệm về các tình huống và luôn hoàn thành công việc của mình. Bạn thậm chí đã có ai đó trong công ty nói về tiềm năng và lộ trình phát triển nghề nghiệp của bạn.

Khi bạn mới bắt đầu làm quản lý, bạn luôn có cảm giác muốn nhảy vào và tham gia quá nhiều vào công việc của họ. Bạn vẫn yêu rất nhiều công việc và rồi một ngày bạn cảm thấy không thể thở nổi vì một xấp công việc trước mặt.

Tuy nhiên, bạn càng chống lại và tin tưởng vào đội của mình, bạn càng vui mừng khi thấy đội của bạn có thể làm được nhiều hơn thế khi bạn thiết lập họ để thành công hơn là nếu bạn cố gắng làm tất cả.

Việc cần làm: Lùi lại một bước và tìm mọi cơ hội để đội của bạn tin tưởng vào việc thực hiện. Đưa ra cho họ những mục tiêu rõ ràng và giữ vững tiêu chuẩn chất lượng mà bạn cần, nhưng đừng làm thay họ.

Bạn nên là một người quản lý trả lời các câu hỏi và hướng dẫn đội nhóm của mình. Sau đó, hãy ngồi lại và xem mức độ gắn bó và động lực của họ vì bạn tin tưởng và bàn giao chúng. Sau đó, tất cả những gì bạn cần làm là kết thúc vòng lặp bằng cách khen ngợi khi họ làm được những công việc tầm cỡ mà bạn mong đợi.

Trở thành một nhà quản lý lần đầu tiên là một sự thay đổi lớn về mặt tinh thần. Không phải lúc nào cũng có nhiều hướng dẫn hoặc trợ giúp. Chính vì vậy để tiếp tục vị trí quản lý trong thời gian dài, bạn cần vượt qua những thử thách trên.

>> Xem thêm: Vì sao CEO nên quan tâm tới đội ngũ nhân sự của tổ chức?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers