Đọc sách
Đọc sách chắc chắn là việc giúp các bạn phát triển hơn. Dù ở bất cứ lĩnh vực nào, việc bổ sung kiến thức chuyên môn là điều cần thiết cho người đi làm. Như các bạn đã biết, lợi ích của việc đọc sách giúp chúng ta nâng cao tầm hiểu biết của mình, giúp ta thư giãn, giảm stress. Ngoài ra, việc đọc sách còn giúp chúng ta đúc kết những kiến thức, kinh nghiệm cho cuộc sống.
Việc đọc sách tưởng chừng chỉ là một công việc đơn giản và ai cũng làm được. Đúng là việc đọc rất đơn giản nhưng đọc sao cho đúng và đọc như thế nào để xây dựng thói quen đọc sách thì không phải điều mà ai cũng làm được.
Đầu tiên, để bắt đầu xây dựng thói quen đọc sách, bạn không nhất thiết cần có một món đồ đọc sách đắt tiền như “ipad” hay máy đọc sách hiện đại Kindle. Hãy bắt đầu với một cuốn sách mà bạn cảm thấy thú vị. Sau đó, bạn cần xác định bạn đam mê thể loại sách nào. Mạnh dạn bỏ qua những đầu sách khiến bạn cảm thấy không hứng thú..
Tiếp theo, hãy cố định thời gian đọc sách trong một ngày và tự nhủ với bản thân rằng dù có bận đến mấy, bạn vẫn sẽ cố gắng thực hiện điều này. Cuối cùng, để việc đọc sách có hiệu quả, bạn cũng cần áp dụng những gì bạn học được ở trong sách vào thực tế. Đồng thời, bạn sẽ rút ra được những bài học phù hợp cho cuộc sống cho cuộc sống .
Phát triển kỹ năng mới
Với xã hội đang ngày càng hiện đại hơn, mọi thứ thay đổi liên tục và cải tiến hơn trước. Vì thế, những bạn trẻ ngày càng năng động hơn, họ học nhiều thứ hơn và không ngừng đặt ra những thử thách cho bản thân.
Ở trong môi trường công sở nào, dù bạn ở vị trí gì đi chăng nữa, nếu bạn không thay đổi và phát triển hơn, bạn có thể bị thay thế bất cứ lúc nào. Đặc biệt, khi bạn biết thêm một kỹ năng mới, điều này có thể giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến hơn bao giờ hết. Để không bị bỏ lại phía sau, bạn nên tập trung vào việc phát triển bản thân mình hơn bằng cách không ngừng học tập.
Vậy nên, trước khi bắt đầu học tập và phát triển một kỹ năng mới, bạn cần đặt ra một mục tiêu học tập cho bản thân. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn lên kế hoạch học tập khoa học hơn. Bước tiếp theo bạn cần chia nhỏ thành những mục riêng để bạn học không bị chán nản. Hãy lên cho bản thân một danh sách về những mục tiêu mà bạn sẽ đạt được sau mỗi lần học
Đặc biệt, bạn cũng cần xác những khó khăn của mục tiêu này, ví dụ như: tài chính cho học tập, thời gian đi lại,… bằng cách này bạn có thể lên một danh sách về những động lực cho việc học và phát triển kỹ năng mới. Khi xem cả hai danh sách này với nhau, bạn mới có thể xác định được kế hoạch của mình diễn ra như thế nào.
Cuối cùng, bạn cần tập trung vào việc phát triển một kỹ năng ở hiện tại. Đừng học một lúc quá nhiều kỹ năng, điều này sẽ khiến bạn bị quá tải, vì thế hãy chia thành những phần nhỏ và học, dần dần bạn có thể thành thạo toàn bộ kỹ năng.
Xem thêm: Những kỹ năng mềm quan trọng chốn công sở quyết định đến sự thành bại của bạn
Chủ động và sáng tạo
Nếu bạn là người có thói quen bị động thì bạn có thể sớm bị thay thế trong công việc. Bạn nên cố gắng thay đổi và chủ động hơn trong công việc. Điều này là điểm mà các bạn sinh viên mới ra trường cần chú ý. Các bạn nên chủ động trong việc học hỏi, linh hoạt trong mọi tình huống.
Việc chủ động có thể đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Chủ động giúp lường trước được khó khăn. Bởi vì môi trường làm việc luôn thay đổi, tạo áp lực lên người không chủ động kiểm soát được công việc của mình. Người động trong công việc sẽ luôn tìm cách để hạn chế tối đa những khó khăn.
Một lợi ích lớn của tính chủ động không thể không nhắc tới, đó là người chủ động sẽ có xu hướng sáng tạo hơn người khác. Họ luôn tìm kiếm những cách thức làm việc mới, hiện đại hơn, thường xuyên cập nhật các xu hướng mới, đem lại những ý tưởng táo bạo cho doanh nghiệp.
Vì thế, hãy bắt đầu chủ động từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc. Hãy thử và bạn sẽ thấy việc chủ động mang lại nhiều lợi ích, sáng tạo sẽ giúp cuộc sống bạn nhiều màu sắc và bớt nhàm chán hơn.
Thử nghiệm những điều mới
Bạn có phải là người luôn chần chừ trước mọi thứ? Bạn có rất nhiều ý tưởng trong đầu nhưng chưa thực hiện? Bạn nên hành động ngay khi đã có kế hoạch để biết được có điểm nào chưa phù hợp và cần sửa đổi. Đừng ngần ngại mà bỏ qua những ý tưởng của mình, biết đâu bạn sẽ phát hiện đây là bước đi bất ngờ đem lại thành công cho bạn.
Tuy nhiên trước khi thực hiện ý tưởng, bạn cũng cần xem xét tính khả thi và những rủi ro có thể xảy ra. Bạn không nên liều lĩnh thực hiện mà không có kế hoạch cho ý tưởng của mình.
Biết nói “không” khi cần
Trong môi trường công sở, bạn luôn mong muốn trở thành người thân thiện và nhiệt tình với mọi người vì bạn sợ bạn bị cô lập. Nhiệt tình là một đức tính tốt nhưng nếu như bạn dành những khoảng thời gian quý báu của mình vào những điều vô ích, bạn sẽ càng mệt mỏi hơn. Ví dụ như: bạn làm hộ đồng nghiệp mình báo cáo mà họ không bao giờ chịu làm vào cuối tháng và luôn nhờ bạn làm.
Nếu như bạn đang bận việc của mình, đừng ngần ngại mà từ chối lời nhờ vả của người khác. Hay, bạn đang bận chạy deadline gấp, bạn cũng không nhất thiết nhận lời mời đi chơi khi bạn bè rủ. Đôi khi việc nói “không” giúp bạn thoải mái hơn, bớt gặp phải những áp lực không đáng có trong cuộc sống hay công việc.
Việc thay đổi thói quen không phải là việc có thể làm trong một hay hai ngày. Điều này đòi hỏi tính kiên trì, bạn cần thay đổi từng ngày. Trước mắt, đừng đặt ra những kế hoạch to, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Hy vọng, bài viết này của Vietnamwork giúp bạn thay đổi thói quen để thành công trong công việc.
Xem thêm: 10 cách từ chối khéo khi bị nhờ vả mà không gây khó chịu
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.