• .
adsads
shutterstock 1403546288 min
Lượt Xem 2 K

Áp lực và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi đối với các sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm phỏng vấn trong lần đầu gặp gỡ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, hãy gạt bỏ nỗi lo lắng đó bằng việc chuẩn bị thật tốt. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp các sinh viên mới ra trường có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn và ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.

Vận dụng kỹ năng giao tiếp tối đa khi phỏng vấn

Đối với sinh viên mới ra trường, kỹ năng giao tiếp tốt chính là bước đệm tốt nhất và nhanh nhất để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đừng bao giờ trả lời ngập ngừng, ấp úng trước nhà tuyển dụng. Hãy bình tĩnh và thể hiện sự tự tin, dứt khoát trong từng câu nói.

Tuy bạn chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn nhưng đừng vì thế mà bạn thiếu tự tin đánh mất vị thế của bản thân. Hãy thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà bạn đã học được trên giảng đường, thành tích học tập đạt được hoặc những kinh nghiệm làm việc bán thời gian mà bạn đã làm qua. Đó hoàn toàn là những kinh nghiệm đáng tự hào mà bạn có thể tự tin để kể cho nhà tuyển dụng nghe.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Đừng ngại đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Nhiều ứng viên phỏng vấn lần đầu tiên thường không dám đặt câu hỏi hoặc vấn đề cho nhà tuyển dụng.  Đó là lý do vì sao trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên có thắc mắc gì hay không. Đây là lúc để bạn thể hiện bản thân và làm nổi bật mình trong mắt nhà tuyển dụng.

Đặt câu hỏi không phải thể hiện bạn thiếu kinh nghiệm hay non nớt mà ngược lại còn cho thấy bạn thấu hiểu công việc và thật sự muốn ứng tuyển để làm việc lâu dài. Hãy toả sáng bản thân bằng những câu hỏi độc đáo thể hiện tài trí của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Những câu hỏi hay xoáy đúng vào trọng tâm công việc sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất nhiệt huyết và có năng lực phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn mà sinh viên mới ra trường thường gặp

Chú ý phong thái tự tin và chuyên nghiệp khi phỏng vấn

Trong buổi phỏng vấn, dù trẻ tuổi và chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng bạn hãy thể hiện mình là một ứng viên chuyên nghiệp thông qua phong thái của bản thân. Phong thái của bạn sẽ thể hiện ở cách hành xử thông minh, trả lời phỏng vấn khéo léo và cả  trang phục lựa chọn đi phỏng vấn của bạn.

Hãy luôn điềm đạm và trả lời chậm rãi, đúng trọng tâm câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra . Đặc biệt là bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn thật sự hứng thú với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Ngoài ra, hãy lựa chọn trang phục chỉn chu và lịch sự nhất. Bạn có thể mặc áo sơ mi, quần tây và mang giầy khi đến buổi phỏng vấn và chú ý là để cắt tóc gọn gàng khi tham gia phỏng vấn.

Khả năng ứng biến tốt khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng luôn có những câu hỏi “lắt léo” dành cho các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao. Lúc này, khả năng ứng biến thông qua câu trả lời phỏng vấn của bạn sẽ quyết định mức lương và thời gian ký hợp đồng. Hãy thể hiện rằng bạn hoàn toàn có thể xử lý tốt công việc đó trong mọi tình huống phát sinh.

Đối với những vị trí năng động và yêu cầu đa kỹ năng như ngành dịch vụ, bạn cần thể hiện được sự năng động và linh hoạt của mình trong câu trả lời của mình và hướng xử lý luôn đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. Còn đối với vị trí thuộc nhóm ngành kế toán hay kiểm toán đòi hỏi chính xác cao, sự cẩn thật và khả năng tập trung cao độ dưới áp lực lớn chính là điểm cộng lớn dành cho ứng viên.

>>> Xem thêm: Cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV cho sinh viên mới ra trường

Trên đây là những lưu ý khi phỏng vấn dành cho sinh viên mới ra trường. Sự chuẩn bị tốt nhất sẽ mang đến cho bạn những cơ hội tốt nhất. Đặc biệt là trong công việc. Chúc bạn thành công với vị trí ứng tuyển đầu tiên của mình!

Khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, sinh viên mới ra trường cần lưu ý rằng ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Để tạo ra một ấn tượng tốt, bạn nên tìm hiểu về công ty mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng Bách Hóa Xanh, hãy nắm rõ các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của họ.

Bên cạnh đó, nếu bạn là một HR Intern hay một fresher, hãy chuẩn bị cho các câu hỏi thường gặp như về sale executive và cách bạn có thể đóng góp cho công ty.

Các công việc như việc làm trực page online tại nhà hay tuyển công nhân thời vụ cũng thường có những yêu cầu đặc biệt mà bạn cần lưu ý. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm lái xe, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

Ngoài ra, các công ty như Lalamove tuyển dụng, Ministop tuyển dụng, hay Coca Cola tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn cũng có thể tham khảo các vị trí từ Highland Coffee tuyển dụng hay TPBank tuyển dụng để có thêm kinh nghiệm.

Cuối cùng, đừng quên tìm kiếm các cơ hội việc làm ở các khu vực như việc làm quận 1, job online, hay part time. Nếu bạn muốn làm việc tại các quận khác, hãy xem xét các vị trí như việc làm quận 12, việc làm quận 2, việc làm quận 7 Nhà Bè, việc làm quận 9, và việc làm Thủ Đức để mở rộng cơ hội nghề nghiệp của bạn.

— HR Insider —
VietnamWorks Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers