adsads
nhung loi tuyen dung can tranh 2 1
Lượt Xem 35 K

Thực tế, một số doanh nghiệp chưa nhận biết được tầm quan trọng của việc tuyển dụng và thường mắc những lỗi rất đáng tiếc. Sau đây là những lỗi quan trọng cần hết sức tránh:

 

1. Để cảm tính chi phối quyết định:

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhà quản lý thường sử dụng những mối quan hệ riêng hoặc tuyển dụng thông qua những mối quan hệ của các nhân viên hiện tại. Đấy là sai lầm phổ biến nhất. Hãy nhớ rằng nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là tìm những ứng viên thích hợp nhất với công việc. Rất nhiều người đồng ý tuyển dụng chỉ vì cá nhân họ có thiện cảm hoặc ưu ái một ứng viên nào đó. Vì thế, những công cụ mang tính khách quan như các thành tựu trong quá khứ của ứng viên , các kỹ năng có thể đánh giá được bằng số liệu chứ không phải mơ hồ như sự thu hút hay hợp tính với người tuyển dụng.

 

2. Bỏ qua sự tham khảo từ các mối quan hệ

Một nhân viên bất ngờ nghỉ việc cũng giống như sự thiếu hụt một mắt xích trong dây chuyền, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng không nên vì thế mà nhà quản lý hấp tấp tìm ngay một nhân viên mới. Không có công cụ nào đáng tin cậy hơn những nhận xét của riêng bạn. Thay vì bị nhấn chìm bởi đống hồ sơ tuyển dụng, bạn hãy dành thời gian để mở rộng mạng lưới bạn bè, đối tác của mình, cũng như thiết lập lại mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành , những người có thể giới thiệu cho bạn những ứng viên tiềm năng.

 

3. Thiếu thông tin về vị trí tuyển dụng

Đây là điều tối kị với người xin việc, nhưng đồng thời cũng là lỗi ảnh hưởng nghiêm trọng nếu do nhà tuyển dụng gây ra. Việc cung cấp thông tin không đầy đủ về công ty cũng như trách nhiệm công việc trong tương lai cho các ứng viên sẽ làm họ lúng túng, không tự tin trước đòi hỏi của công việc. Hơn nữa, sự thiếu chuyên nghiệp trong phỏng vấn sẽ làm cho các ứng viên giỏi thất vọng và rút lui vì không được thể hiện mình. Do đó, hãy thiết lập ra những yêu cầu riêng ứng với từng công việc sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chọn ra ứng viên sáng giá. Ví dụ cần tuyển một nhân viên PR thì ứng viên không thể là một người khép kín, rụt rè, còn tuyển nhân viên bán hành thì cần người lanh lợi, hoạt bát.

 

4. Yếu kĩ năng phỏng vấn

Việc đặt ra những câu hỏi và quyết định tuyển chọn một ứng viên thích hợp là kĩ năng không phải nhà tuyển dụng nào cũng thực hiện được. Để ứng viên bộc lộ tính cách, khả năng, sự hiểu biết của mình thông qua việc trả lời câu hỏi, nhà tuyển dụng phải khéo léo sao cho cuộc phỏng vấn là cuộc đối thoại hai chiều, qua đó tìm hiểu và đánh giá được năng lực thật sự của ứng viên. Một số người phỏng vấn thường có thói quen sai lầm là hứa hẹn với ứng viên. Nhớ rằng, ở vị trí phỏng vấn cũng đồng thời là đại diện cho công ty do đó những ảnh hưởng xấu lan đi rất nhanh, theo cấp số nhân. Vì vậy, hãy thận trọng khi đưa ra lời hứa, trả lời dứt khoát những gì bạn có thể và không thể đáp ứng đối với yêu cầu của ứng viên.

 

Theo Thu Hương – Thời Báo Kinh Doanh

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers