adsads
Untitled design 2020 07 30T163506.870
Lượt Xem 4 K

Lần cuối cùng bạn lướt Facebook hay Instagram là khi nào?

Trung bình một người dành ra 5 năm trong cuộc đời cho việc sử dụng các trang mạng xã hội. Thời gian đó còn nhiều hơn cả tổng thời gian chúng ta dành để ăn uống hay chăm sóc cho vẻ ngoài của bản thân mình. Theo một nghiên cứu từ The Manifest “How people use social media in 2018” (Cách mọi người sử dụng mạng xã hội năm 2018) cho hay, mạng xã hội đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. 86% người tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội ít nhất một lần trong ngày, và 72% người sử dụng nhiều hơn là một lần.

Những mạng xã hội sau đây được sử dụng nhiều nhất, với xu hướng tăng hơn so với năm 2017 và được sử dụng ít nhất một lần trong tuần:

Mạng xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Mọi người sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, tra sự kiện, tìm cửa hàng và các thương hiệu, xem dự báo thời tiết. Mạng xã hội cung cấp các công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động hàng ngày của họ. – Josh Loewen – Giám đốc Marketing Số tại The Status Bureau.

Chúng ta đều nhận ra rằng, chúng ta đang dần kết nối và sống trong một thực tại mà nơi đó, thế giới ảo đang hòa vào thành một với thế giới thật. Để hiểu hơn về sức ảnh hưởng của mạng xã hội, hãy vào website của Live Stats và bạn sẽ thấy số lượng người đang sử dụng Internet và mạng xã hội trên thực tế: con số sẽ khiến bạn vô cùng ngạc nhiên, và nó cứ liên tục tăng không nghỉ!

Số liệu được thu thập từ Statista cũng cho thấy rằng mạng xã hội đang trở nên quan trọng như thế nào trong nhịp sống ngày nay. Đây chính là tình hình hiện tại:

  • Có hơn 6 tỷ người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu;
  • Hơn 64% người dùng Internet để kết nối với mạng xã hội;
  • Hầu hết thời gian online là để dùng mạng xã hội: hoạt động phổ biến nhất là để liên lạc với bạn bè và gia đình, đọc tin tức, hay tra cứu các loại thông tin khác nhau;
  • Sự phổ biến rộng rãi của điện thoại thông minh và máy tính bảng góp phần gia tăng sự sử dụng mạng xã hội: Theo 60 Second Marketer, có nhiều người sở hữu thiết bị di động hơn là bàn chải đánh răng;
  • Tiếp thị mạng xã hội và thương mại trên mạng xã hội đều là những phân khúc đầy hứa hẹn với nhiều tiềm năng về doanh thu đầy thu hút;
  • Hầu hết các mạng lưới xã hội đều phụ thuộc nhiều vào nội dung do người dùng tự tạo, đặc biệt là Pinterest và Instagram.

Statista cũng dự báo về xu hướng sử dụng mạng xã hội giữa năm 2010 và 2021 trên toàn cầu. Dự báo chính thức cho năm 2021 – không quá xa trong tương lai, là sẽ có hơn 3 triệu người dùng tích cực, chiếm gần một nửa dân số thế giới.

Sự gắn bó của nhân viên: Lí do tại sao mạng xã hội lại trở thành công cụ đắc lực cho các công ty

Nếu được sử dụng đúng cách, mạng xã hội có thể đem lại rất nhiều cơ hội tốt cho các công ty: chúng tượng trưng cho một bước tiến hơn trong việc hiểu thấu những tình huống phức tạp và có tính liên kết qua Internet như hiện nay; cũng như thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên, khiến họ trở thành đại sứ thương hiệu cho chính công ty của mình.

“Một nhân viên có mức độ gắn bó cao là một người luôn nghĩ đến tương lai và quan tâm đến sự thành công của công ty. Người đó sẽ tích cực tham gia mọi hoạt động đang diễn ra, và sẵn sàng đóng góp và cống hiến toàn bộ công sức của mình”

Một nhân viên người Ý – theo khảo sát Employees Rising: Seizing the Opportunity in Employee Activism.

Những công ty nào nắm và hiểu rõ về tình hình thực tại sẽ có được rất nhiều lợi ích. Trên thực tế, sự kết nối liên tục trên mạng xã hội, và ranh giới nhạt nhòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân chính là vốn tài sản quá giá nhằm cải thiện sự gắn kết của nhân viên tại nơi làm việc. Sự gắn bó của nhân viên chính là nền móng cho sự thành công của công ty: Đó chính là yếu tố chủ chốt để đạt được thành tựu trên mức trung bình, đồng thời tạo nên nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Gallup: How Employee Engagement Drives Growth (Sự gắn kết của nhân viên thúc đẩy doanh nghiệp phát triển như thế nào), thì những lợi ích mà tỉ lệ nhân viên gắn kết cao đem lại bao gồm:

  • Có nhiều khách hàng hơn 10%,
  • Gia tăng năng suất 21%;
  • Gia tăng lợi nhuận lên 22%;
  • Tỉ lệ nhân viên thường xuyên vắng mặt giảm 37%;
  • Tỉ lệ thay lao động giảm từ 25% đến 65%;
  • Sự thu hẹp trong kinh tế giảm 28%;
  • Các sự cố về an toàn lao động giảm 48%;
  • Sản phẩm bị lỗi giảm 41%.

Đó chính là những lí do chính đáng cho câu hỏi tại sao nhà quản lý nên gia tăng tối đa sự sự tham gia của lực lượng lao động, đồng nghĩa với việc tìm ra phương hướng nhằm cải thiện sự gắn bó trong công việc và giúp nhân viên trở thành những nhân tố tích cực cho thương hiệu của mình.

Theo báo cáo từ nghiên cứu Employees Rising: Seizing the Opportunity in Employee Activism bởi Weber Shandwick và KRC, 33% nhân viên tự động chia sẻ những tin tức tích cực về công ty của họ trên tài khoản mạng xã hội cá nhân. Họ hành động như vậy mà không hề có bất kì sự tác động hay khuyến khích nào từ sếp của mình.

Những lợi ích mà mạng xã hội và "game hóa" mang đến trong việc gắn kết nhân viên

Những cuộc khảo sát online được tham gia bởi 2.300 nhân viên, độ tuổi từ 18 đến 65, làm việc ít nhất 30 tiếng một tuần trong các tổ chức đoàn thể, với hơn 500 nhân viên trên khắp các thành phố toàn thế giới. Dưới đây là một vài kết quả thú vị từ cuộc khảo sát này:

  • 88% người tham gia sử dụng ít nhất một trang mạng xã hội cho lí do cá nhân;
  • Một nửa trong số họ đăng tải tin nhắn, hình ảnh hay video liên quan đến cấp trên của mình trên mạng xã hội;
  • 39% chia sẻ những lời bình luận tích cực về sếp của mình;
  • 16% chia sẻ những lời bình luận tiêu cực về sếp của mình;
  • 14% người công khai đăng tải nội dung liên quan đến cấp trên trên mạng xã hội, và sau đó cảm thấy hối tiếc vì đã làm điều đó.

Trong một thế giới luôn luôn kết nối với nhau như hiện nay, bạn sẽ không còn muốn né tránh việc chia sẻ việc kinh doanh lên mạng xã hội chỉ vì sợ rằng mình sẽ bị nhân viên “đăng đàn nói xấu”. Bất kì ai muốn biểu lộ lời phê bình online sẽ tự tìm cách để làm điều đó, bởi vì số lượng các mô hình mạng xã hội thì rộng lớn vô cùng. Và chắc chắn rằng, bạn sẽ không thể nào kiểm soát những lời bình luận liên quan đến công việc, đến cấp trên hay đến với tổ chức một cách tối đa và trọn vẹn được. Vì thế, một bước đi thông minh và thực tế ngay lúc này, đó là tạo dựng một thương hiệu vững chắc trên mạng xã hội nhằm phản ánh được thanh danh của công ty thực tế là như thế nào.

Cách mà “Game hóa” đang gia tăng sự gắn kết của nhân viên, bao gồm trên mạng xã hội là gì?

Lợi ích mà tỉ lệ gắn kết nhân viên cao đem lại thì đã quá rõ ràng, vậy bằng phương pháp nào để có thể cải thiện được điều đó? Trên thực tế, phần lớn các công ty đều đang chật vật trong việc gắn kết và thu hút nhân viên của mình. Và đây là lúc “Game hóa” vào cuộc chơi: “Game hóa” giúp nhân viên năng động hơn, năng suất hơn bằng cách áp dụng kỹ thuật từ việc chơi game vào với nơi làm việc.

Ai ai cũng đều thích chơi game, đặc biệt là khi họ được thúc đẩy giữa các cuộc cạnh tranh đầy thiện chí giữa đồng nghiệp với nhau, và phần thưởng được tặng trong thực tế. Tất cả những điều này đều liên quan đến tính khả thi của việc chia sẻ thành tích chung tại nơi làm việc trên mạng xã hội.

Sự hợp nhất giữa game và mạng xã hội giúp các công ty gia tăng tỉ lệ gắn kết của nhân viên thông qua việc sử dụng công nghệ. Trên thực tế, mạng xã hội và các thiết bị di động có thể giúp nơi làm việc thành một môi trường thống nhất, thú vị, và thu hút nhân viên hơn. Áp dụng những logic trong xã hội và trong game sẽ dẫn đến nhân viên gắn bó hơn, năng suất công việc cao hơn, và tạo ra nhiều tiếng vang cho thương hiệu. Thêm vào đó, các thế hệ Millenial và Baby Boomer – những nhân công trong tương lai, đã có một nền tảng kiến thức về mạng xã hội và các ứng dụng chơi game được sử dụng hàng ngày trên điện thoại thông minh của họ. Theo Gartner, chiến lược “Game hóa” sẽ trở nên vô cùng quan trọng tương tự như Facebook, eBay hay Amazon. Vì sao lại như vậy?

Tính chất riêng biệt trong bản chất của game có thể tạo ra nhiều sự thay đổi cho nhân viên của bạn. Bằng cách tạo ra những cuộc cạnh tranh đầy thiện chí giữa các đồng nghiệp, được củng cố bằng sự ủng hộ liên tục, sự gắn kết của nhân viên sẽ càng trở nên phát triển hơn so với việc sử dụng các phương pháp khác.

Những nội dung nào phù hợp với mạng xã hội trong doanh nghiệp?

Các công ty thường có xu hướng phân tích dài và chi tiết các loại dịch vụ và sản phẩm mà họ cung cấp, thông cáo báo chí và dự toán ngân sách hàng năm – mà hoàn toàn quên đi ý nghĩa của việc sẻ chia, cũng là một hình thức giải trí xã hội khác. Chuyên nghiệp là cần thiết, nhưng đừng gây quá nhiều nhàm chán! Một cách để cải thiện tỉ lệ gắn kết, chính là việc chia sẻ những nội dung có liên quan hay thú vị đến với nhân viên của mình. Ví dụ như, những sự kiện chơi team building, các buổi tiệc trong các ngày lễ, mục tiêu được hoàn thành bởi công ty và cả đội, những tin tức, hay các hoạt động xã hội chẳng hạn.

Và cũng cần nhớ rằng, lời phản hồi của nhân viên cũng quan trọng không kém: giao tiếp nên cởi mở và công bằng, không bao giờ tạo ra các cuộc “độc thoại nội tâm” hay quá lấn át người khác. Công việc nên được phân công một cách rõ ràng, và “thái độ xã hội” cũng nên được chăm chút kỹ lưỡng.

Các công ty không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của nhân viên trong công ty. Sự kết hợp giữa gamemạng xã hội sẽ góp phần đem lại nhiều thành tựu lâu dài cho công ty, và cho cả cá nhân từng thành viên trong tổ chức nữa đấy!

–HR Insider/Theo Whappy.it–

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers