adsads
Lượt Xem 294

Vậy thì trong mắt của người đã đi làm lâu năm, những lỗi giao tiếp nào của người trẻ cần được lưu ý và chỉnh đốn nhất? Hãy cùng VietnamWorks lắng nghe những chia sẻ từ anh Chí Hoàng Dương – Giám đốc Công Ty TNHH Babylux Việt Nam nhé!

Rụt rè và kiệm lời ngay cả khi không nói chuyện trực tiếp

Theo như trải nghiệm từ anh Dương, có những lúc không cần nói chuyện trực tiếp, mà chỉ cần thông qua một công cụ khác như Facebook, Zalo hay Skype, anh cũng đã cảm nhận được sự khác nhau rõ rệt giữa các bạn sinh viên và thực tập sinh mới ra trường, so với các bạn đã đi làm vài năm.

“Không nói đến quan hệ công việc, kể cả quan hệ bình thường nếu ai đi làm lâu tầm 4-5 năm thì khi nói chuyện, họ thể hiện sự tự tin và nhiệt tình hơn. Trong khi đó nếu nói chuyện với bạn nào trẻ, đặc biệt là sinh viên thì đôi khi (không phải tất cả) thể hiện rõ sự nhút nhát. Mà nói nhát thì hơi quá, có lẽ nên dùng từ ‘rén’.

Qua câu chuyện đó, anh Dương chia sẻ rằng có kha khá bạn sinh viên rất kiệm lời. Vì là một Mentor, anh Dương thường kết nối với nhiều bạn sinh viên:

“Ví dụ như một đợt mình có hỏi một bạn là ‘Em đã chốt xong nguyện vọng chưa?’ và bạn ý cũng chỉ trả lời ngắn gọn là ‘Em chốt rồi ạ’. Cũng chẳng thèm nói thêm là em định thi trường nào ngành gì. Hay đầy khi thỉnh thoảng mình chat với các bạn sinh viên và có chỉ cho các bạn ấy một vài điều. Thế nhưng đáng nói là rất nhiều người trong số đó đều kết thúc bằng cách thả tim, dấu like mà không hề nói câu cảm ơn. Thậm chí tệ hơn nữa là có nhiều bạn chỉ đọc tin nhắn mà không hề trả lời nữa luôn”.

Anh Dương nhận xét rằng hầu hết các bạn sinh viên mắc lỗi này là do các bạn còn khá ít kinh nghiệm sống, gặp lúng túng trong việc phản hồi và đôi khi không biết cư xử như thế nào cho phải phép. Qua đó, anh cũng nhắn nhủ đến các bạn trẻ rằng, chỉ cần nói một câu cảm ơn hoặc những câu tương tự như thế cũng không quá khó để bạn ghi điểm với các anh chị khác. 

Giọng địa phương

“Khi còn là sinh viên các bạn nói giọng địa phương hay dùng từ địa phương thì chẳng ai bảo gì, mọi người đều thoải mái. Tuy nhiên khi đi làm ở một số chỗ sẽ gặp chút vấn đề. Tại sao ư? Vì hầu hết mọi người luôn thích những ai giống mình. Tất nhiên không phải nơi làm việc nào hay công việc nào cũng thế. Nhưng nếu có thể thì đi làm ở Hà Nội, các bạn nên tập dùng giọng Hà Nội để nói chuyện, như vậy sẽ tạo thiện cảm hơn rất nhiều. Cái này là tiểu tiết rất nhỏ nhưng làm một số nơi có thể sẽ bị để ý” – theo quan điểm của anh Dương. 

Xem thêm: Sau khi đã đủ trải nghiệm, điều gì khiến ta muốn gắn bó với một công ty?

Vấn đề tốc độ trả lời

Sau ngữ điệu nói chuyện là đến tốc độ trả lời khi nói chuyện. Anh Dương cho hay bản thân anh thường thấy có hai kiểu với các bạn sinh viên hay mới ra trường như thế này:

– Phản ứng chậm: Khi được hỏi thì bạn cần thời gian nhảy số hơi lâu, hoặc là bạn rụt rè quá nên nghĩ lung tung mãi mới trả lời được.

– Phản ứng quá nhanh: Nhiều bạn nhanh nhảu quá thì lại nói quá nhiều, nói nhiều hơn cả người khác.

Do đó, anh cũng chỉ khuyên các bạn trẻ nên tập tốc độ nói chuyện điềm đạm, không quá chậm hoặc không quá nhanh, nhưng vừa đủ để người khác hiểu và tiếp thu được ý kiến của mìn.

Tranh luận gay gắt quá mức cần thiết

Nhiều bạn trẻ thường gặp một vấn đề lớn chính là sự nóng tính. 

“Thực ra ai cũng thế, kể cả chính mình ngày xưa cũng như vậy. Khi họp nhóm hoặc gặp vấn đề gì đó là tranh luận loạn cả lên để cố gắng chứng minh là được. Với lại cũng cố gắng phản biện cho bằng được. Thế nhưng các bạn biết đấy, đôi khi nó sẽ thành quá gay gắt. Nếu không cẩn thận sẽ bị người ta ghét. Vấn đề này hầu như ai cũng mắc, nhưng có cái may là theo thời gian trôi dần, đa số mọi người sẽ không còn như thế nữa mà dần dần nhẹ nhàng hơn”.

Tuy nhiên theo anh Dương thì nếu có thể, các bạn trẻ nên tập cho mình sự bình tĩnh và điềm đạm cũng như tập suy nghĩ trước khi nói ngay từ khi còn là sinh viên, để khi đi làm đỡ bị đánh giá.

“Trước khi nói thì nên cố gắng nghĩ xem mình nói thế có hơi quá đáng hay không? Liệu người nghe những lời như thế họ có nghĩ gì hay không?”.

Xem thêm việc làm củ chi mới nhất

Quá thật thà

“Đợt trước mình đọc bình luận của một bạn như thế này, bạn ý bảo là khi họp công ty, ban giám đốc có hỏi bạn ấy là có góp ý gì cho công ty không? Hay thấy ai có gì không tốt, công ty có mặt nào chưa tốt cần cải thiện thì cứ nói thẳng ra – Và thế là bạn ấy nói hết. Tuy nhiên, sau đó mọi người trong công ty quay ra ghét bạn ấy…”.

Mặc dù từ khi còn bé đi học, chúng ta được dạy phải thật thà, thẳng thắn. Thế nhưng lúc nào thật thà, lúc nào nên im lặng thì lại ít được nhắc tới. Theo đó, anh Dương khuyên nhủ các bạn trẻ rằng nên biết lúc nào cần để góp ý, và phải nghĩ cho thật kỹ là nếu như bản thân mình nói ra những vấn đề, những đóng góp đó thì liệu có thay đổi được hay không? Coi chừng tình cảnh “đàn gảy tai trâu” bạn nhé.

Anh Dương cũng đề cập đến một câu thành ngữ nổi tiếng nước ngoài rằng “The most hated man in the room is the one telling the truth – Người bị ghét nhất chính là người nói ra sự thật”. Đề cập đến vấn đề này, anh Dương không khuyên chúng ta nên nói dối, sống không thật với lòng, nhưng điều cần quan tâm là cách thức, thời điểm để bạn nói ra sự thật đó.

Xem thêm công việc Embedded Software Engineer được đăng tuyển tại VietnamWorks!

Không biết chọn chủ đề mà nói chuyện

Hầu hết sinh viên gặp một tình trạng là khi đi học gặp bạn bè thì nói rất nhiều, nhưng lúc đi làm với đồng nghiệp, sếp, đối tác lại chẳng biết nói gì cho được. Do đó, anh Dương cũng gợi ý cách mở đầu câu chuyện cho các bạn như sau:

“Đầu tiên, nếu gặp ai đó một cách bất ngờ mà chưa có sự chuẩn bị gì thì cái dễ nhất bạn có thể đem ra làm chủ đề là những cái ai cũng quan tâm. Ví dụ như vấn đề thời sự, thị trường, v.v. Tiếp đó là xem họ làm ngành nghề gì. Ví dụ họ làm tài chính thì cố tìm chủ để nào liên quan đến tài chính mà nói, họ làm marketing thì nói về marketing. Nếu mà có thời gian chuẩn bị trước khi gặp họ thì tốt. Nếu ai đó quan trọng bạn nên ghi chú hẳn những cái cần nói ra giấy. Ở nhà chuẩn bị tìm hiểu thông tin về người đó, cũng như những gì nên nói – Bạn đừng coi thường bước chuẩn bị này, vì chuẩn bị càng kỹ bao nhiêu thì đôi khi họ càng quý mến bạn bấy nhiêu. Chứ không chuẩn bị rồi tay không bắt giặc rất khó”.

Để ví dụ cho lời khuyên trên, anh Dương kể rằng hồi trước khi đi làm, có lần anh bắt chuyện với anh trưởng phòng kỹ thuật thang máy bằng những câu hỏi như “Thang máy có ắc-qui không nhỉ?” hay là “Vì sao có nhiều quảng cáo thang máy mất điện nhưng vẫn chạy được một lúc”, v.v. Kết quả là anh Dương đã được đối phương giải thích rất chi tiết. Với anh thì những câu hỏi đó chỉ là phần khơi mào cho câu chuyện, nhưng nó vẫn rất hiệu quả vì đúng lĩnh vực. 

Một bí quyết nhỏ của anh Dương chính là hãy cố tỏ ra hài hước hay kể câu chuyện gì đó hài hước. Cái đó sẽ giúp bạn đến 80% trong việc phá vỡ mọi rào cản với những người lạ, hoặc người ít nói chuyện.

Quá kém trong các tiểu tiết

Theo anh Dương thì trong cuộc sống công sở, các bạn trẻ cũng nên để ý tiểu tiết đôi chút để làm vui lòng mọi người, mình lại không mất mát gì. Chẳng hạn như gửi lời chúc đến sếp và đồng nghiệp khi họ có chuyện vui, khi đó là ngày sinh nhật của họ, chứ không nên im lặng và ngó lơ. 

Ở mức độ cao hơn lời chúc, bạn cũng có thể gửi tặng quà cho sếp và đồng nghiệp. Nếu số tiền quá lớn, bạn có thể rủ các đồng nghiệp khác cùng chung mua. Cho dù đó không phải là món quà quá to tát, thì người nhận cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, trân trọng bạn hơn.

Tin tuyển dụng mới nhất về ngành y tại đây:

Không biết giữ miệng

Điều cuối cùng nhưng vẫn nhiều người mới đi làm mắc phải, chính là không biết giữ miệng. Đôi lúc có nhiều bạn trẻ hay thích hóng drama, và mang những câu chuyện khác đi kể với người khác. Để rồi khi vấn đề đến tai nhân vật chính trong câu chuyện thì mọi thứ sẽ trở nên tệ hơn. Anh Dương cho rằng bạn hãy tập giữ thói quen im lặng trong những tình huống drama, hạn chế việc hùa theo, kể lể với những người khác. 

Tổng kết

Trên đây là 08 lỗi sai trong giao tiếp được chia sẻ từ anh Chí Hoàng Dương mà nhiều bạn trẻ thường vô tình mắc phải. Để cuộc sống công sở dễ dàng hơn, gắn bó hơn, Newbie hãy lưu ý những lỗi sai trên để tránh né và rèn luyện cho bản thân khả năng giao tiếp tốt hơn nhé!

Cơ hội việc làm hấp dẫn được đăng tuyển đa dạng – Xem ngay:

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp có được 1000 Connections trên LinkedIn

Với những bạn Newbie đang tập tành sử dụng mạng xã hội việc làm LinkedIn, việc đạt đến con số hơn 1000 Connections chất lượng là điều hoàn toàn có thể làm được. Hãy cùng VietnamWorks học hỏi bí quyết từ anh Ronnie Nguyễn – SEO Team Leader tại Detailers Movement ngay!

Begin Again: Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

Có phải cần đủ kinh nghiệm mới được apply công việc mình yêu thích?

Bạn thích làm công việc này, ước làm công việc kia… nhưng mới ra trường thì làm sao đủ kinh nghiệm mà đòi apply?

Đi làm sau 6 tháng công ty mới đóng BHXH có đúng không?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, đặc biệt giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi đi làm. Thế nhưng nhiều người còn khá “mù luật” về BHXH

Top 3 mưu hèn kế bẩn chốn công sở và cách phòng ngừa dành cho người mới đi làm

“Mưu hèn kế bẩn” có thể “dìm” bạn xuống hoặc “bức” bạn phải nghỉ việc ở chốn công sở đầy thị phi, nhất là người mới đi làm còn non yếu. Môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt khiến người ta thường ganh ghét đố kỵ, sẵn sàng giở mọi chiêu trò hãm hại nhau. Vậy phải phòng ngừa và đối phó với những “mưu hèn kế bẩn” này thế nào, học ngay bí kíp trong bài viết này bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp có được 1000 Connections trên LinkedIn

Với những bạn Newbie đang tập tành sử dụng mạng xã hội việc làm LinkedIn, việc đạt đến con số hơn 1000 Connections chất lượng là điều hoàn toàn có thể làm được. Hãy cùng VietnamWorks học hỏi bí quyết từ anh Ronnie Nguyễn – SEO Team Leader tại Detailers Movement ngay!

Begin Again: Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

Có phải cần đủ kinh nghiệm mới được apply công việc mình yêu thích?

Bạn thích làm công việc này, ước làm công việc kia… nhưng mới ra trường thì làm sao đủ kinh nghiệm mà đòi apply?

Đi làm sau 6 tháng công ty mới đóng BHXH có đúng không?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, đặc biệt giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi đi làm. Thế nhưng nhiều người còn khá “mù luật” về BHXH

Top 3 mưu hèn kế bẩn chốn công sở và cách phòng ngừa dành cho người mới đi làm

“Mưu hèn kế bẩn” có thể “dìm” bạn xuống hoặc “bức” bạn phải nghỉ việc ở chốn công sở đầy thị phi, nhất là người mới đi làm còn non yếu. Môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt khiến người ta thường ganh ghét đố kỵ, sẵn sàng giở mọi chiêu trò hãm hại nhau. Vậy phải phòng ngừa và đối phó với những “mưu hèn kế bẩn” này thế nào, học ngay bí kíp trong bài viết này bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers