adsads
10 1200x900 1 1
Lượt Xem 3 K

Đồng nghiệp hay ghen tỵ

Bạn có thể thường xuyên bắt gặp kiểu người này trong cuộc sống thường ngày, không riêng gì trong môi trường công sở. Họ không tập trung vào việc phát triển sự nghiệp của mình, họ thường dòm ngó và so đo với những người đồng nghiệp thành công hơn mình. Những người này thường không tỏ ra vui mừng khi thấy bạn được sếp khen ngợi hay bạn đạt được thành quả nào đó trong công việc. 

Không chỉ tìm cách mỉa mai, châm biếm bạn mọi lúc, kiểu đồng nghiệp này có thể sẽ tìm cách “dìm” bạn xuống bất cứ lúc nào, vì vậy, bạn cũng nên cẩn thận nếu gặp phải kiểu đồng nghiệp này. Bạn có thể chọn cách né xa họ, còn nếu phải đối diện với họ, hãy ứng xử một cách thông minh và tốt nhất nên tránh khoe thành tích cá nhân với họ.

Đồng nghiệp thích ngồi lê đôi mách 

Dù ở bất cứ môi trường công sở nào đều có những người thích ngồi tám chuyện trên trời dưới đất. Những khoảng thời gian bàn tán chuyện này chuyện kia chỉ khiến bạn mất đi những giờ làm việc quý giá, đôi khi chúng còn khiến bạn bị cuốn vào những tình huống dở khóc dở cười khi tham gia vào những câu chuyện vô bổ của người này.

Chẳng may bạn không thích một người đồng nghiệp và người đồng nghiệp này vô tình nghe và thấy bạn đang nói xấu sau lưng họ. Chắc chắn rằng hình ảnh của bạn trong mắt người hay những người khác trở nên tệ hại và họ sẽ mất dần cảm tình với bạn. Có người cùng trò chuyện ở cơ quan vui thật đấy, nhưng nếu như mọi chuyện dần mất kiểm soát, bạn sẽ nhận ra rằng việc kết bạn với kiểu đồng nghiệp này sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rắc rối.

Đồng nghiệp hay than vãn

Trong cuộc việc, bất kể ai cũng gặp khó khăn với sếp, khối lượng công việc cần giải quyết hàng ngày và họ luôn cảm thấy áp lực, bất an khiến họ muốn tìm người để chia sẻ. Tuy việc này là điều bình thường nhưng nếu như bạn phải lắng nghe những lời tiêu cực đó hàng ngày sẽ gây hại cho tinh thần của bạn. Những lời nói tiêu cực về công việc của họ sẽ gây tác động tới tinh thần của bạn, dần dà bạn sẽ mất đi những niềm vui và sự nhiệt huyết của bạn trong công việc.

Để trải qua những áp lực nặng nề, điều bạn cần là được động viên, khích lệ cũng như hứng thú để tiếp tục công việc của mình và bạn không nhất thiết phải lắng nghe thêm bất kì những lời than vãn từ đồng nghiệp tiêu cực đó. Bên cạnh đó, với cái nhìn tiêu cực trong công việc, dù bạn có an ủi hay động viên họ tới đâu thì họ cũng không thể nào bớt tiêu cực vì vậy việc của bạn là hạn chế giao lưu với họ.

Đồng nghiệp bịa đặt

Nếu như bạn đã từng gặp trường hợp một người đồng nghiệp thích đặt điều, hay vu oan cho người khác thì đây là một báo động đỏ cho bạn, bạn cần tránh xa kiểu đồng nghiệp này ngay lập tức. Và càng nguy hiểm hơn nếu như bạn là mục tiêu mà họ nhắm vào. Họ sẽ biến một sai lầm nho nhỏ của bạn thành một câu chuyện được thêm mắm thêm muối, khác xa với sự thật ban đầu và có thể gây hậu quả nặng nề.

Ban đầu, họ là những người đồng nghiệp thân thiện, tốt bụng nhưng họ sẽ nhanh chóng lật mặt nếu như họ biết đồng nghiệp của mình có cơ hội thăng tiến hoặc tăng lương. Và nguyên nhân của việc xích mích nội bộ trong công ty là cũng có một phần nhúng tay của họ, khiến cho mọi người hiểu làm nhau nghiêm trọng. Kết bạn với đồng nghiệp này sẽ khiến bạn dễ bị đâm sau lưng và chịu tiếng xấu bởi những tin đồn vô căn cứ từ họ. Bạn sẽ gặp rắc rối nặng nề như bị cô lập, sếp nghi ngờ năng lực nếu như bạn không nhận ra kiểu đồng nghiệp này.

Đồng nghiệp lười biếng

Dù ở trong môi trường giảng đường hay đi làm, khi bạn làm việc nhóm và luôn có một đối tượng không trả kết quả đúng thời gian quy định và gây ảnh hưởng tới toàn bộ kết quả làm việc của nhóm. Đó là những người lười biếng chậm chạp. Nhóm của bạn có người lười bị chậm chạp trong việc hoàn thành công việc của họ, luôn trễ hạn và nhóm của bạn luôn phải bao che cho họ. Trong bất cứ môi trường công sở nào, những người này đều có mặt, họ có thể là những người tạo ra những trò vui cho mọi người nhưng trong họ lại là những người không có trách nhiệm trong công việc của họ.

Điều bạn cần làm khi gặp kiểu đồng nghiệp này là xác định vai trò làm việc rõ ràng của mỗi thành viên trong các dự án nhóm và những trách nhiệm mà mỗi người đảm nhận; cần báo cáo rõ ràng cho mỗi nhiệm vụ. Việc báo cáo công việc rõ ràng hàng ngày sẽ giúp những đồng nghiệp chậm chạp bớt lười biếng hơn.

Xem thêm: Những hoạt động đơn giản giúp gắn kết sếp và nhân viên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà còn ở việc tạo dựng một không gian làm việc an toàn và đáng tin cậy cho nhân viên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng môi trường đó chính là việc bảo vệ nhân viên – nhưng bảo vệ như thế nào cho đúng mực? 

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần thì lại không thể cắt. Chưa kể, nhóm người trẻ có mức thu nhập thấp lại là nhóm có tần suất đi cafe nhiều nhất hiện nay. Vậy đi cafe có gì mà thu hút giới trẻ đến vậy, cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé!

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể nằm trong tay của một thuật toán AI? Vì vậy mà để đảm bảo rằng những quyết định đó được đưa ra một cách công bằng và có đạo đức, các doanh nghiệp đang tìm kiếm một vị trí hoàn toàn mới: Giám đốc đạo đức AI. 

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2 mặt”. Nếu chẳng may đồng nghiệp của bạn là người chuyên “mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp mới thì bạn nên ứng xử thế nào? VietnamWorks sẽ mách bạn vài chiêu hiệu quả giúp trị được thói xấu này của đồng nghiệp trong bài viết dưới đây!

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên, đôi khi phải giải quyết nguyên nhân “gốc rễ” từ chính mình thì bạn mới không lặp lại tình trạng tương tự ở công ty mới. Vậy nên làm gì khi rơi vào hoàn cảnh này? Cùng VietnamWorks tìm hướng đi đúng đắn giúp bạn thoát khỏi sự “chững lại” đó để đột phá trong sự nghiệp nhé!

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà còn ở việc tạo dựng một không gian làm việc an toàn và đáng tin cậy cho nhân viên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng môi trường đó chính là việc bảo vệ nhân viên – nhưng bảo vệ như thế nào cho đúng mực? 

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần thì lại không thể cắt. Chưa kể, nhóm người trẻ có mức thu nhập thấp lại là nhóm có tần suất đi cafe nhiều nhất hiện nay. Vậy đi cafe có gì mà thu hút giới trẻ đến vậy, cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé!

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể nằm trong tay của một thuật toán AI? Vì vậy mà để đảm bảo rằng những quyết định đó được đưa ra một cách công bằng và có đạo đức, các doanh nghiệp đang tìm kiếm một vị trí hoàn toàn mới: Giám đốc đạo đức AI. 

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2 mặt”. Nếu chẳng may đồng nghiệp của bạn là người chuyên “mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp mới thì bạn nên ứng xử thế nào? VietnamWorks sẽ mách bạn vài chiêu hiệu quả giúp trị được thói xấu này của đồng nghiệp trong bài viết dưới đây!

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên, đôi khi phải giải quyết nguyên nhân “gốc rễ” từ chính mình thì bạn mới không lặp lại tình trạng tương tự ở công ty mới. Vậy nên làm gì khi rơi vào hoàn cảnh này? Cùng VietnamWorks tìm hướng đi đúng đắn giúp bạn thoát khỏi sự “chững lại” đó để đột phá trong sự nghiệp nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers