adsads
Untitled design 2019 06 19T104523.624
Lượt Xem 4 K

Tay làm, hàm nhai, mồm luôn miệng nhanh nhảu

Rất nhiều người trong chúng ta mắc phải lỗi này, và đồng nghiệp của bạn cũng không ngoại lệ. Bạn rảnh rỗi và cứ liên tục bắt chuyện, kể lể trong khi đồng nghiệp ngồi cạnh đang bận. Thế nhưng thật sự là đồng nghiệp của bạn chỉ muốn tập trung vào công việc chứ không phải ngồi nghe những lời lải nhải của bạn. Hãy suy nghĩ lại xem có phải tần suất “tám” của bạn ở cơ quan quá nhiều so với người khác, rút kinh nghiệm và thay đổi. Ngoài ra, bạn nên xem xét biểu hiện của đồng nghiệp, xem họ có muốn tham gia khi bạn gợi cuộc trò chuyện hay không.

Nhím xù lông, không cong thì cũng chạy

Bạn luôn luôn “xù lông nhím” với mọi người, tức giận và nổi nóng cho dù nguyên do có là gì đi chăng nữa. Đồng nghiệp tránh bạn như “tránh hủi”, không muốn dây vào bạn. Nếu cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ phải đơn thương độc mã giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong công việc, và đương nhiên, khi công ty tổ chức các cuộc khảo sát nhân viên, bạn sẽ nhận được những đánh giá không hay từ phía đồng nghiệp.

đồng nghiệp

Thích “gãi chuyện”sau lưng người khác

Khi không hài lòng về đồng nghiệp, thay vì góp ý trực tiếp, bạn lại phàn nàn sau lưng họ với người khác. Có thể bạn nghĩ như vậy là giữ ý, lịch sự, nhưng đó là phương pháp hoàn toàn sai lầm.

Hãy thử đặt mình vào trường hợp bạn nghe thấy người khác nói không hay về mình sau lưng, mặc dù đó đúng là lỗi của bạn, bạn vẫn sẽ bực bội, khó chịu. Vậy thì đừng làm điều tương tự với đồng nghiệp của mình. Khi bạn góp ý chân thành, thẳng thắn với đồng nghiệp, bạn vừa bày tỏ và tìm cách gỡ rối khúc mắc, vừa có thể tìm hiểu thêm những thông tin mới.

“Buôn dưa lê, bán cà pháo” chuyện riêng tư với đồng nghiệp

Bạn đang hoàn toàn sai lầm nếu thường xuyên mang chuyện riêng của mình đến công sở. Bạn khóc lóc, la hét, cãi cọ, với chồng/vợ/người yêu ở cơ quan; bạn than phiền về những vấn đề hết sức tế nhị,… Thế nhưng, sự thật là chẳng ai muốn nghe những câu chuyện riêng tào lao ấy của bạn đâu. Hãy nhớ rằng, công sở là nơi để làm việc và bạn phải có thái độ chuyên nghiệp. Dù bạn có thân với đồng nghiệp tới đâu, cũng đừng tự nhiên thái quá.

Cơm văn phòng có thể ngán, nhưng cơm hớt thì cử nào cũng ăn

Công ty của bạn có hòm mail chung, và bạn rất hay lanh chanh trả lời câu hỏi được gửi đến cho bộ phận khác. Bạn nghĩ rằng mình am hiểu vấn đề đó và làm vậy để công việc nhanh được giải quyết. Bạn cũng hay phát ngôn ý kiến của mình khi người khác đang nói và nghĩ rằng mình chỉ đang góp ý cho đồng nghiệp. Bạn hoàn toàn sai lầm. Phải thay đổi ngay thói quen xấu này nếu bạn không muốn hình tượng của mình trong mắt đồng nghiệp là một kẻ vô duyên, hay nói leo và thích xen vào chuyện của người khác.

Ở công sở, có những người đến rồi lại đi. Có những người đến vì sự nghiệp đường dài. Còn có những người đến và để lại một kho “nghiệp” khổng lồ với bao nỗi khó chịu cho những người đồng nghiệp xung quanh. Vậy nên, “nghiệp” nào rồi cũng phải được giải. Hãy là một thành viên công sở mẫu mực bằng cách hạn chế tối đa, hoặc tốt nhất “né xa” những hành động nói trên.

— HR Insider —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các tập đoàn, doanh nghiệp phát triển mà không mất quá...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối với giới trẻ, dân văn phòng. Tuy nhiên, không phải...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi và quản...

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám đông nhưng đôi khi lại muốn tách biệt ra khỏi...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận kế toán và công ty xây dựng cũng không ngoại...

Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp....

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers