adsads
Untitled design 44
Lượt Xem 11 K

7 năm chặng đường thành lập và phát triển

Được thành lập vào năm 2012, Scommerce cung cấp dịch vụ hậu cần cho thương nhân tại Việt Nam.
Là một phần của hệ sinh thái thương mại điện tử phát triển nhanh chóng ở Việt Nam từ năm 2012, Scommerce đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần tích hợp hàng đầu cho hàng triệu đối tác và người tiêu dùng, đồng thời tạo ra hàng ngàn việc làm trong nền kinh tế mới.

Scommerce tự tin rằng 3 điểm mạnh của mình là: có mạng lưới hoạt động phủ khắp toàn quốc, quản lý hoạt động xuất sắc và năng lực mạnh mẽ về công nghệ. Công ty cam kết cung cấp trải nghiệm nhanh hơn, tốt hơn và thông minh hơn cho khách hàng của Scommerce trên tất cả các sản phẩm và dịch vụ.

Scommerce hoạt động dưới hai nhãn hiệu chính: Giao Hàng Nhanh (GHN) và AhaMove. Theo ông Lương Duy Hoài – CEO của Scommerce – thì “GHN hiện đứng thứ 2 thị trường giao hàng thương mại điện tử còn AhaMove là số 1 ở thị trường giao hàng tức thời”.

Hiện GHN và AhaMove có 2 đội vận hành hoàn toàn khác nhau. Mục tiêu của đội vận hành GHN là làm sao giúp các Chiến binh đường phố của mình ngày mai giao hàng nhiều hơn/hiệu quả hơn hôm nay; còn công việc của đội vận hành AhaMove là ngồi nhìn dữ liệu liên tục, sau đó đưa ra những quyết định tức thời nhằm điều phối hoạt động của các tài xế freelancer một cách hiệu quả.

 

Hành trình gây dựng khó khăn của CEO Lương Duy Hoài

Năm 2014, Grab và Uber bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam. Sau khi trải nghiệm dịch vụ này, ông Lương Duy Hoài và đồng sự đã nhận ra ngay rằng: dịch vụ chia sẻ này vô cùng tối ưu và nó sẽ thay đổi cả ngành logistic trong tương lai. Theo đó, hoặc là GHN sẽ phải đầu tư mô hình công nghệ mới này để không thua ngay trên sân nhà trong vài năm sau hoặc ngược lại.

Nói là làm, vị giám đốc trẻ này liền “khăn gói” sang Singapore để trải nghiệm dịch vụ giao hàng của Grab tại đây. Trong 2 tuần ở Singapore, ông Lương Duy Hoài chỉ làm đúng 1 việc: đi theo các tài xế Grab để xem cung cách vận hành của dịch vụ này (quy trình giao hàng, hình thức thanh toán) ra sao. AhaMove – mô hình giao hàng tức thời, đã ra đời dựa trên chính chuyến đi thực tế đó.

công ty Scommerce

Ông Lương Duy Hoài – CEO của SCommerce tham gia phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế xanh 2018

Với phương châm, chỉ xây những gì chưa có còn những gì thị trường đã có và hữu dụng, GHN sẽ dùng. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu và đo lường tính hiệu quả những giải pháp – công cụ có sẵn cũng chẳng đơn giản. Đó chính là nguyên do họ mất tới 1,5 năm để tạo ra AhaMove.

Đầu tiên, họ mua các mã nguồn có sẵn từ các công ty Ấn Độ với ý định rút ngắn thời gian xây dựng hệ thống AhaMove, tuy nhiên, sau khi ‘bẻ’ ra từng mảnh để nghiên cứu, các kỹ sư GHN cảm thấy chúng không liên thông gì với nhau cũng như khó tích hợp cùng GHN, thế là Công ty này đành phải tự mình xây dựng hệ thống AhaMove.

 “Mô hình công nghệ mới phải liên tục thay đổi, chẳng biết năm sau ngành logistics đi đến đâu, Scommerce chỉ biết rằng: mình phải liên tục đầu tư mới công nghệ thì mới có thể cạnh tranh trong chiến trường khốc liệt này”, ông Lương Duy Hoài kết luận.

Ngoài chiến lược cốt lõi kể trên, ông Lương Duy Hoài còn chia sẻ thêm một kinh nghiệm mà ông đúc kết ra sau những vấp váp “đau thương” trong suốt 7 năm quản trị GHN: Ngành logistics không có công thức chung về công nghệ. Các doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình đầu tư công nghệ phù hợp theo đặc thù cụ thể: dựa vào mô hình vận hành và kinh doanh, quy mô vận hành, môi trường kinh doanh và đối tác. GHN từng tự mình vận hành các server ảo, nhưng sau khi quy mô công ty lớn lên, họ đã không đủ khả năng mở rộng các server này, nên quyết định đi thuê dịch vụ của Google và Amazone.

Chúng ta nên tp trung vào vic mình làm tt nht! – Ông Hoài chia sẻ.

 

Tiềm năng phát triển trong môi trường cạnh tranh

Mỗi ngày GHN và AhaMove xử lý 250.000 đơn hàng, thu hộ 1 tỷ USD cho các đối tác trong năm 2018, doanh thu năm 2018 đạt 100 triệu USD, gấp đôi năm 2017. Việc Grab toàn lực tấn công thị trường giao hàng nhanh khiến GHN và AhaMove có thêm động lực để tăng tốc phát triển.

Sở dĩ GHN có thể có tầm vóc như hiện tại, đủ sức đấu tay đôi Grab trên thị trường giao nhận là do ngay tư đầu, GHN đã xác định 2 chiến lược cốt lõi và xuyên suốt cho mình: Công nghệ chính là ADN và phải liên tục xây dựng mô hình công nghệ mới.

Quan niệm của các thành viên sáng lập GHN – 80% trong đó là dân công nghệ – hết sức ấn tượng: “Logistic là bài toán công nghệ”. Thế nên, ngay từ khi mới thành lập năm 2012, dù ban đầu chỉ có vài chục đơn hàng, chưa cần đến hệ thống, nhưng GHN đã bắt tay xây dựng hệ thống. Bởi tầm nhìn của họ là sẽ trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành logistics trong tương lai.

Với tầm nhìn xa, dù vốn khởi nghiệp chỉ có vài trăm triệu, song ban lãnh đạo GHN đã quyết định chi 50% trong đó để đầu tư vào con người – kỹ sư công nghệ cho mục đích phát triển hệ thống, xây dựng từng bước một. Do có chiến lược rõ ràng, đầu tư công nghệ bài bản, hệ thống quản trị logistics của GHN phát triển đồng bộ và gần như theo kịp được tăng trưởng doanh nghiệp.

scommerceĐầu tư vào con người chưa bao giờ là quyết định sai lầm

“Nếu không đầu tư nghiêm túc vào công nghệ ngay từ đầu, hẳn bây giờ GHN và AhaMove không thể có năng lực “giải” được 3 bài toán công nghệ trong logistics: vận hành quy mô lớn (với 250.000 đơn hàng mỗi ngày cùng 17 bước lưu trữ và 20.000 nhân viên giao nhận), năng lực tích hợp (với 50.000 đối tác/khách hàng) và năng lực tối ưu năng suất (từ 30% đến 50%)”, ông Lương Duy Hoài – CEO của S Commerce nhận định.

Và trong từng bước đường phát triển của mình, chưa bao giờ GHN lơ là mảng công nghệ, ngay cả khi họ đang gặt hái thành công như trong những năm gần đây. Hiện tại, GHN có hơn 100 kỹ sư công nghệ (ngang ngửa Grab) cùng 5 đối tác về phần mềm và mức đầu tư vào công nghệ trong năm 2018 của họ tầm 80 tỷ đồng.

Một điều quan trọng không kém nữa mà GHN luôn nhắc nhở mình: phải liên tục xây dựng mô hình công nghệ mới, AhaMove là một ví dụ tiêu biểu.

Năm 2016, AhaMove tích hợp với GHN giúp công ty có một hệ thống logistics sở hữu lượng nhân sự dồi dào: 8.000 nhân viên cố định và 15.000 tài xế tự do, giải quyết bài toán lượng hàng hóa thay đổi liên tục trong ngành thương mại điện tử, giải quyết thêm bài toán giao hàng siêu tốc trong ngành giao nhận thức ăn, tối ưu chi phí xã hội.

Con người – Vốn quý nhất

Là một công ty thiên về công nghệ – nghe có vẻ khô khan – nhưng Scommerce lại được biết đến là một công ty sở hữu môi trường làm việc vô cùng hòa đồng, thân thiện với sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ đồng nghiệp và các cấp quản lý. Ở đây, mọi người đều có cơ hội phát triển tiềm năng nội tại như nhau, cùng nhau làm việc hết mình, cùng nhau cố gắng, cùng nhau phát triển từng ngày… Dưới đây là chia sẻ cụ thể của một nhân viên để những ứng viên muốn đồng hành cùng công ty.

“Ngày đầu tiên tôi tới làm việc tại GHN, tôi hoàn toàn sốc bởi môi trường trẻ trung, năng động và tốc độ làm việc phải ở mức “cực kỳ thần tốc”. May mắn thay, tôi đã được đào tạo và hướng dẫn bởi một trong những người quản lý tốt nhất của công ty để vượt qua những khó khăn ở những bước tập tễnh đầu tiên – người quản lý vô cùng tâm lý và tình cảm. Sau quá trình training thì tôi đã nắm được 2 yếu tố cốt lõi trong khi làm việc để tạo nên những thành công to lớn đến khó tin của công ty từ trước đến nay: Tập Trung và Kỷ Luật.” – Một chuyên gia về BI của GHN chia sẻ.

Không phải tự nhiên mà mới chỉ có vài trăm triệu tiền vốn nhưng công ty lại đầu tư đến một nửa số đó để phát triển nhân sự, bởi vì công ty hiểu rằng: “Con người là vốn quý nhất”. Có con người, có công nghệ, công ty tuy giao hàng “tức thời” nhưng sẽ phát triển bền vững mãi theo thời gian. Bởi phần “lõi” đã được đầu tư và tôi luyện đúng cách.

Vì yếu tố nhân sự là yếu tố quan trọng để phát triển công ty, nên bên cạnh sự đầu tư bên trong, Scommerce còn muốn tìm thêm người đồng hành từ các ứng viên bên ngoài để sát cánh phát triển bền vững trong tương lai:

công ty Scommerce

  • Key Account Manager
  • Regional Director
  • Data Analyst Team Leader
  • Backend Developer

 

— Theo HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý tài sản hàng đầu thế giới đến từ Italia. Với...

CMC University: Hành Trình Phát Triển Trường Đại Học Số Đầu Tiên Tại Việt Nam

CMC University không chỉ là nơi tiên phong trong giáo dục số tại Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và...

MỞ RỘNG CON ĐƯỜNG THĂNG TIẾN VỚI TẤM BẰNG THẠC SĨ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nền tảng 4.0 mở ra cơ hội to lớn cho doanh nghiệp thích nghi, phục hồi và phát triển. Chuyển đổi số len lỏi vào...

NITECO - MÔI TRƯỜNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Trong thế giới số hóa hiện nay, các doanh nghiệp đều cần chiến lược để tạo ra sự khác biệt. Tại Niteco, chúng tôi tự...

EF Education First - Tổ Chức Giáo Dục Lớn Nhất Thế Giới

EF Education First (viết tắt “EF”) là một trong những Tổ Chức Giáo Dục Quốc Tế lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm...

Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý...

CMC University: Hành Trình Phát Triển Trường Đại Học Số Đầu Tiên Tại Việt Nam

CMC University không chỉ là nơi tiên phong trong giáo dục số tại Việt Nam...

MỞ RỘNG CON ĐƯỜNG THĂNG TIẾN VỚI TẤM BẰNG THẠC SĨ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nền tảng 4.0 mở ra cơ hội to lớn cho doanh nghiệp thích nghi, phục...

NITECO - MÔI TRƯỜNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Trong thế giới số hóa hiện nay, các doanh nghiệp đều cần chiến lược để...

EF Education First - Tổ Chức Giáo Dục Lớn Nhất Thế Giới

EF Education First (viết tắt “EF”) là một trong những Tổ Chức Giáo Dục Quốc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers